05 điều cần làm để tránh rủi ro khi đặt cọc mua nhà đất

Trong thực tế, có không ít người đặt cọc mua nhà đất rồi nhưng vẫn phải ngậm đắng nuốt cay khi nhà đất không mua được lại còn bị mất luôn tiền đặt cọc. Vậy khi đặt cọc mua nhà đất, để tránh những rủi ro không đáng có xảy ra, người mua cần làm gì? Tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

 Đọc thêm: Dịch vụ lập vi bằng giao dịch mua bán đất đai tại Hà Nội uy tín

Đọc thêm:Trường hợp nào được chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi chưa có sổ đỏ?

1. Khái niệm đặt cọc

Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Như vậy, mục đích của đặt cọc là để đảm bảo cho việc ký kết hợp đồng, xác định được hiệu lực của hợp đồng đặt cọc.

2. 05 điều cần làm để tránh rủi ro khi đặt cọc mua nhà đất

dat coc mua nha dat

Sau khi tìm hiểu thông tin về nhà đất, các bên cần biết những rủi ro có thể gặp phải về đặt cọc mua bán nhà đất  để có các biện pháp phòng ngừa.

2.1. Kiểm trɑ xem chủ nhà có phải chính chủ không?

Ƭhông tin chủ nhà: Bạn cần đối chiếu xem tên, ảnh, số ϹMND trên sổ đỏ có trùng khớp với thông tin trên ϹMND hay không.

Bạn cũng nên mɑng bản photo sổ hồng để kiểm tra tại ρphường hoặc tổ dân phố. Thông thường, ủу ban phường hoặc tổ trưởng tổ dân ρhố sẽ nắm rõ chủ nhà đó có phải chính chủ hɑy không.

2.2. Kiểm tra tình trạng pháp lý của mảnh đất

Đây là bước quan trọng nhất để tránh rủi ro khi mua đất

Trong thời buổi truyền thông phát triển như hiện nay, hàng ngày chúng ta dễ dàng bắt gặp hàng trăm thông tin, quảng cáo về việc mua bán nhà đất hay bán đất nền giá rẻ xuất hiện trên các mặt báo. Thế nhưng, đừng quá vội tin bạn nhé. Một trong những kinh nghiệm đặt cọc mua đất quan trọng là phải tìm hiểu thật kỹ tình trạng pháp lý của mảnh đất chúng ta sắp mua.

Điều này đồng nghĩa với việc là phải biết được mảnh đất đã có sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) và có đủ điều kiện để mua bán hay không, có đang tranh chấp hay thuộc diện giải tỏa và bên người bán có phải là chủ sở hữu hợp pháp của mảnh đất. Nếu nắm rõ được những vấn đề trên thì bạn có thể phần nào yên tâm hơn trong việc trao đổi mua bán đất, không lo bị lừa gạt và cũng tránh được những trường hợp rắc rối khác.

Vì vậy, trước khi đặt cọc bạn cần yêu cầu bên bán cho xem các giấy tờ pháp lý của mảnh đất, đảm bảo giấy tờ pháp lỳ lá thật.

2.3. Lập ra hợp đồng đặt cọc mua nhà đất

Một trong những kinh nghiệm đặt cọc mua đất quan trọng chính là việc lập ra hợp đồng đặt cọc.

Cuộc sống khó khăn, giá trị đồng tiền ngày càng làm con người ta tha hóa. Chính vì thế, bạn đừng quá tin người khi giao cho ai một số tiền lớn mà không hề có bất cứ bằng chứng giấy tờ nào.

Hợp đồng đặt cọc với những quy định rõ ràng về trách nhiệm của người bán, người mua, những trường hợp vi phạm khi không thực hiện đúng cam kết… điều đó sẽ là bằng chứng tốt nhất đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho bạn sau này.

2.4. Các điều khoản cơ bản của hợp đồng đặt cọc mua nhà đất

Nội dung cơ bản của hợp đồng đặt cọc mua nhà đất bao gồm những vấn đề sau:

+ Thông tin của các bên như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, ngày tháng năm và nơi cấp giấy chứng minh nhân dân (hoặc các thông tin trong hộ chiếu), địa chỉ thường trú của từng người

+ Tài sản đặt cọc: Có thể một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác.

+ Thời hạn đặt cọc: Do hai bên thỏa thuận.

+ Mục đích đặt cọc: Ghi rõ mục đích đặt cọc trong hợp đồng đặt cọc.

+ Quyền và nghĩa vụ của bên đặt cọc:

+ Quyền và nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc:

+ Phương thức giải quyết tranh chấp.

+ Cam đoan của các bên.

+ Các thỏa thuận khác…

2.5. Phải đến phòng công chứng hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền

Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn thì việc mua bán nhà đất cần phải được thực hiện vô cùng cẩn thận để tránh gặp phải những chiêu trò lừa gạt của người môi giới. Chính vì thế, càng cẩn trọng bao nhiêu thì bạn sẽ càng tránh được những rủi ro đáng tiếc bấy nhiêu.

Sau khi đã lập hợp đồng đặt cọc, bạn nên yêu cầu cả 2 bên người bán và mua đến văn phòng công chứng hoặc các cơ quan chức năng có thẩm quyền chứng thực, yêu cầu lăn tay tại phòng công chứng khi đã giao tiền.

Ngoài ra, bạn cần yêu cầu thêm bản photo của sổ đỏ và đóng dấu “sao y bản chính” vào bản photo để có thể đối chiếu hoặc làm bằng chứng nếu xảy ra tranh chấp. Nếu làm tốt điều này, bạn có thể an tâm vì mình đã đặt cọc đúng.

Do vậy, trước khi quyết định đặt cọc hay mua nhà đất thì người mua nên tìm hiểu rõ các thông tin về nhà đất đó như bên chuyển nhượng có đủ điều kiện để chuyển nhượng không, tài sản có tranh chấp không, yêu cầu bên bán cho xem giấy chứng nhận, giấy phép xây dựng,…để kiểm tra các thông tin về đất thì người mua có thể liên hệ với các cơ quan đăng ký đất đai.