THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP

1. Các bước thủ tục phá sản

* Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

    • Phân công thẩm phán
    • Xử lý đơn
    • Thông báo nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản

* Bước 2: Thụ lý đơn

    • Mở thủ tục phá sản
    • Chỉ định quản tài viên doanh nghiệp thanh lý tài sản

* Bước 3: Mở thủ tục phá sản

     Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

     –  Thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

    – Xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản: Kiểm kê tài sản; Lập danh sách chủ nợ; Lập danh sách người mắc nợ.

* Bước 4: Hội nghị chủ nợ

    – Triệu tập Hội nghị chủ nợ:

    + Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất (hoãn Hội nghị chủ nợ)

    + Hội nghị chủ nợ lần thứ hai:

    • Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản khi có người tham gia hội nghị chủ nợ vắng mặt;
    • Thông qua nghị quyết của hội nghị chủ nợ về các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh; về Kế hoạch thanh toán cho các chủ nợ…

         => Phục hồi doanh nghiệp hoặc thủ tục thanh toán tài sản phá sản.

Bước 5: Phục hồi doanh nghiệp

     Phục hồi doanh nghiệp => Đình chỉ thủ tục phá sản hoặc Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.

Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản

Bước 7: Thi hành Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản

     – Thanh lý tài sản phá sản;

    –  Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.

2. Hồ sơ yêu cầu mở thủ tục phá sản

* Người nộp đơn là chủ nợ:

     Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:

       a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

       b) Tên, địa chỉ của ngời làm đơn;

       c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;

      d) Các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đến hạn mà không được doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán;

     đ) Quá trình đòi nợ;

     e) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.

 * Người nộp đơn là người lao động

    – Đại diện cho người lao động được cử hợp pháp sau khi được quá nửa số người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký; đối với doanh nghiệp, hợp tác xã quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc thì đại diện cho người lao động được cử hợp pháp phải đựơc quá nửa số người được cử làm đại diện từ các đơn vị trực thuộc tán thành.

     – Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Tên, địa chỉ của ngừơi làm đơn;

c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;

d) Số tháng nợ tiền lương, tổng số tiền lương và các khoản nợ khác mà doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được cho người lao động;

đ) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.

* Người nộp đơn là doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản

– Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.

– Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã;

c) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.

– Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải được gửi cho Toà án có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Luật phá sản.

– Phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các giấy tờ, tài liệu sau đây:

a) Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đó giải trình nguyên nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán; nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán thì báo cáo tài chính phải đựơc tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận;

b) Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;

c) Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy được (mẫu 1);

d) Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của các chủ nợ; ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm (mẫu 2).

đ) Danh sách những ngươì mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của họ; ngân hàng mà họ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm (mẫu 3);

e) Danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp mắc nợ là một công ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp;

g) Những tài liệu khác mà Toà án yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải cung cấp theo quy định của pháp luật.

* Người nộp đơn là chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước

– Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó.

– Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu đuợc thực hiện như mục III trên đây.

* Người nộp đơn là các cổ đông công ty cổ phần

– Khi nhận thấy công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều lệ công ty; nếu điều lệ công ty không quy định thì việc nộp đơn được thực hiện theo nghị quyết của đại hội cổ đông. Trường hợp điều lệ công ty không quy định mà không tiến hành được đại hội cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần đó.

– Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu được thực hiện như mục III, trừ các giấy tờ, tài liệu điểm d, đ và e.

3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

* TAND cấp tỉnh

Khoản 1 Điều 8 Luật Phá sản  năm 2014 quy định Tòa án nhân dân (TAND) cấp Tỉnh có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với Doanh nghiệp (DN) đăng ký kinh doanh  hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:

– Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;

– Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

– Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

– Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

 * TAND cấp huyện:

 Khoản 2 Điều 8 Luật Phá sản  năm 2014 quy định TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với DN, HTX có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp  thuộc thẩm quyền TAND cấp tỉnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *