Covid 19 đã giáng một đòn mạnh vào kinh tế nhiều quốc gia. Nguy cơ sụt giảm kinh tế dẫn đến một cuộc suy thoái toàn cầu đang hiện hữu hơn bao giờ hết. Các quốc gia hiện nay đều muốn kiểm soát dịch, đưa hoạt động sản xuất, tiêu dùng trở lại bình thường một cách nhanh nhất. Do ảnh hưởng của dịch bệnh mà dòng hàng hoá, cung ứng trên thị trường toàn cầu có sự xáo trộn mạnh. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 6 ngành nghề được dự báo thu hút vốn đầu tư mạnh sau đại dịch Covid 19.
Đọc thêm: Thành lập công ty vốn nước ngoài kinh doanh dịch vụ chiếu phim
Đọc thêm: Việt Nam – Điểm đến kinh tế an toàn năm 2020 sau Covid 19
Mục lục
1. Thu hút vốn đầu tư trong sản xuất trang thiết bị y tế
Một hệ quả tất yếu khi đại dịch diễn ra trên toàn cầu là sự thiếu hụt nghiêm trọng trang thiết bị y tế. Có thể kể đến từ các trang bị đơn giản như khẩu trang, quần áo bảo hộ, nước rửa tay đến phức tạp như máy thở đều trở nên khan hiếm. Thậm trí tại Mỹ các công ty sản xuất ô tô đã phải trang bị lại nhà máy, chuyển sang sản xuất máy thở để bù thiếu hụt.
Dịch Covid 19 trên toàn cầu vẫn diễn biến phức tạp do số cao nhiễm tăng, đợt bùng phát dịch thứ hai vừa xảy ra tại Trung Quốc. Nhiều chuyên gia dự báo sẽ phải mất nhiều năm mới có thể khống chế được dịch. Thực tế trên khiến nhu cầu sử dụng trang thiết bị y tế trên thế giới hiện nay vẫn rất lớn. Các doaanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trang thiết bị y tế có khả năng thu hút vốn đầu tư rất lớn từ nay đến cuối năm.
2. Thu hút vốn đầu tư trong dịch vụ du lịch, nhà nghỉ, nhà hàng
Du lịch là lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn nhất từ đại dịch Covid 19. Chính sách hạn chế nhập cảnh, cấm tập trung đông người tại nhiều quốc gia khiến các nhà hàng, khách sạn, tour lữ hành lao đao. Ảnh hưởng tiêu cực đến ngành du lịch có thể tiếp tục đến cuối năm do nhiều quốc gia vẫn chưa kiểm soát được dịch.
Có suy giảm thì sẽ có phục hồi, ngành du lịch được dự báo sẽ có sự phục hồi đáng kế và tiếp nhận đầu tư mạnh sau dịch Covid 19. Tuy nhiên điều này sẽ chỉ xảy ra tại các quốc gia kiểm soát được dịch như Việt Nam, Hàn Quốc, V/v. Hoạt động du lịch sẽ được mở lại một cách thận trọng do lo ngại về dịch bệnh. Nhóm khách nội địa được coi là đồng lực chính của ngành du lịch Việt Nam từ nay đến cuối năm. Việc mở đường bay, tiếp nhận khách nước ngoài khó có thể được thực hiện nếu dịch bệnh vẫn có diễn biến phức tạp. Bấp chấp những khó khăn trên dịch vụ du lịch, nhà nghỉ, nhà hàng vẫn có khả năng thu hút vốn đầu tư do lượng khách nội địa tăng mạnh khi dịp nghỉ lễ 2 – 9 đang đến gần.
3. Sản xuất hàng hoá, nhu yếu phẩm, đồ tiêu dùng
Các đại dịch mang tính toàn cầu trong quá khứ như SARS năm 2003, A/H5N1 năm 2008 và hiện nay là Covid 19 đều xảy ra việc thu gom, tích chữ hàng hoá số lượng lớn của người dân. Lo ngại về dịch bệnh, tâm lý hoảng loạn dẫn đến tích chữ hàng hoá là điều xảy ra tại nhiều quốc gia.
Khi cung không đủ cầu thì các nhà máy sản xuất sẽ đẩy mạnh sản xuất để có thể bù đắp thiếu hụt hàng hoá trên trị trường. Nhiều quốc gia hiện nay vẫn phải đóng cửa nhà máy, thực hiện cách ly xã hội do ảnh hưởng của dịch. Đây sẽ là cơ hội cho các nhà máy sản xuất tại Việt Nam đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hoá trong nước và hướng đến xuất khẩu.
4. Thu hút vốn đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Covid 19 đã thay đổi cách cả thể giới làm việc. Cách ly xã hội khiến nhiều công ty phải cho nhân viên làm việc tại nhà khiến các ứng dụng họp trực tuyến như ZOOM đạt được mức tăng trưởng thần kỳ. Việc hạn chế đi lại, tiếp xúc trực tiếp trong thời gian thực hiện cách ly xã hội cũng khiến nhiều cơ quan nhà nước tại Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến. Nhu cầu sử dụng các phần mềm, trang thiết bị công nghệ để thích ứng với đại dịch Covid 19 trên thế giới hiện nay là rất lớn. Các công ty công nghệ thông tin có khả năng thu hút vốn đầu tư rất lớn.
5. Kinh doanh bất động sản
Cách ly xã hội ở Việt Nam được thực hiện từ 1 – 4 và cơ bản kết thúc trên cả nước từ 23 – 4. Trong thời gian này mọi hoạt động kinh tế đều bị tạm ngừng. Chỉ các đơn vị sản xuất, kinh doanh mặt hàng nhu yếu phẩm mới được tiếp tục hoạt động. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến thị trường kinh doanh bất động sản, đặc biệt là trong lĩnh vực thuê mặt bằng kinh doanh, văn phòng. Người dân cũng hạn chế tiêu dùng hơn do gặp khó khăn kinh tế. Nhu cầu nhà ở thương mại của thị trường từ nay đến cuối năm vì thế cũng sẽ thấp hơn.
Tuy nhiên ngay sau khi giãn cách xã hội được dỡ bỏ, kinh doanh bất động sản đã chứng kiến sự phục hồi nhanh trong lĩnh vực thuê mặt bằng kinh doanh, văn phòng khi các doanh nghiệp, hộ kinh doanh quay trở lại hoạt động bình thường.
6. Logistics
Lĩnh vực vận tài hàng khách chứng kiến sự sụt giảm cả ở đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không. Đặc biệt các hãng hàng không từ giờ đến cuối năm sẽ vẫn gặp khó khăn do quy định hạn chế nhập cảnh vẫn có hiệu lực. Vận tài hành khách bằng đường bộ và đường thuỷ chứng kiến sự phục hồi đáng kể sau khi các biện pháp cách ly xã hội được dỡ bỏ.
Sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu cùng làn sóng đầu tư nước ngoài mới vào Việt Nam sẽ là động lực phát triển của ngành logistics. Đặc biệt trong các lĩnh vực vận tải hàng hoá, hàng khách bằng đường bộ, đường thuỷ. Đây sẽ là cơ hội thu hút vốn đầu tư trong nước lẫn nước ngoài của các doanh nghiệp logistics.