Tư vấn đăng ký thương hiệu (nhãn hiệu) tại Thái Lan

Năm 2019 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào Thái Lan đạt 7,89 tỷ USD. Đăng ký thương hiệu tại Thái Lan giúp doanh nghiệp Việt Nam bảo vệ hình ảnh của hàng hoá/dịch vụ mà họ cung cấp tại quốc gia này.

 

Đọc thêm: Tư vấn đăng ký thương hiệu (nhãn hiệu) tại Hoa Kỳ

Đọc thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu – “Công thức” làm nổi bật thương hiệu của bạn

1. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan gồm các giấy tờ sau:

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;

– Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký;

– Danh mục sản phẩm/dịch vụ;

2. Nhóm sản phẩm/dịch vụ khi đăng ký thương hiệu tại Thái Lan

Pháp luật Thái Lan chỉ cho phép mỗi đơn đăng ký cho 01 sản phẩm hoặc dịch vụ. Trường hợp nhãn hiệu có nhiều nhóm sản phẩm/dịch vụ thì có thể nộp thành nhiều đơn đăng ký.

dang ky thuong hieu tai Thai Lan

3. Các dấu hiệu bị cấm khi đăng ký thương hiệu tại Thái Lan

Nhãn hiệu có các dấu hiệu dưới đây không được cấp văn bằng bảo hộ tại Thái Lan:

– Thiết kế mang tính biểu tượng của nhà nước, con dấu Hoàng gia, biểu tượng và phù hiệu của các huy chương, huân chương và trang trí của Hoàng gia;

– Tên, từ ngữ, thuật ngữ hoặc biểu tượng của Vua, Hoàng hậu hoặc Người thừa kế ngai vàng hoặc các thành viên của hàng gia;

– Quốc huy, quốc kỳ của Thái Lan và nước ngoài. Biểu tượng và cờ của các tổ chức quốc tế;

– Dấu hiệu trái với trật tự công cộng, đạo đức hoặc chính sách công cộng.

4. Thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu tại Thái Lan

Thẩm quyền tiếp nhận đơn đăng ký, xử lý đơn và cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu tại Thái Lan thuộc về Cục Sở hữu trí tuệ trực thuộc Bộ Thương mại Thái Lan (Department of Intellectual Property – DIP)

5. Cách nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Thái Lan

Thái Lan hiện chỉ tham gia Nghị định thư Madrid mà không tham gia Thoả ước Madrid. Vì vậy đơn đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan có thể được nộp thông qua hai con đường:

– Nộp đơn trực tiếp tại điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ Thái Lan (DIP). Tuy nhiên chủ đơn cần có địa chỉ kinh doanh cố định tại Thái Lan hoặc thông qua công ty luật, luật sư tại Thái Lan để nộp đơn;

– Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua Hệ thống Madrid. Ưu điểm của Hệ thống này là đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí. Đơn được nộp cho Cục Sở hữu tri tuệ Việt Nam để chuyển lên WIPO.

dang ky thuong hieu tai Thai Lan

6. Tư vấn đăng ký thương hiệu tại Thái Lan

LNP Law cung cấp các dịch vụ dưới đây cho tổ chức/cá nhân có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan

– Tư vấn sơ bộ và giải đáp thắc mắc trước khi đăng ký thương hiệu;

– Tư vấn và giới hạn nhóm sản phẩm/dịch vụ cần đăng ký;

– Tư vấn sửa đổi nhãn hiệu (nếu cần) để đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ;

– Soạn thảo hồ sơ tài liệu cần thiết cho việc đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan;

– Nộp đơn và theo dõi hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng cho tới khi nhận được kết quả cuối cùng;

– Hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục công chứng/hợp pháp hóa lãnh sự các tài liệu nộp đơn;

– Theo dõi các Đơn đã nộp và báo cáo định kỳ cho khách hàng về tình trạng của Đơn;

– Thông báo, tư vấn và xử lý các thiếu sót/từ chối của các cơ quan đăng ký (nếu có) trong quá trình xử lý đơn;

– Tư vấn việc sử dụng nhãn hiệu sau khi đã đăng ký;

– Cập nhật hiệu lực của nhãn hiệu vào hệ thống dữ liệu của LNP Law và thông báo khách hàng gia hạn đúng thời hạn.