Có những công ty bỏ tiền đề thuê thiết kế riêng cho công ty một phầm mềm để tránh trường hợp bị rò thông tin. Người được thuê thiết kế đôi khi chỉ là IT “dạo”, không liên quan đến công ty. Vậy làm thế nào để đăng ký bản quyền phầm mềm đó?
Đọc thêm: Đăng ký bản quyền logo cá nhân như thế nào
Đọc thêm: Thủ tục đăng ký độc quyền logo
Mục lục
1.Phần mềm máy tính là gì?
Phần mềm máy tính có nghĩa là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Đăng ký bản quyền phần mềm sẽ giúp quý khách hàng bảo hộ được phần mềm của mình, tránh sự sao chép của các yếu tố bên ngoài.
2.Ai có quyền đăng ký bản quyền phần mềm?
Quyền đăng ký bản quyền phần mềm là quyền của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu tác phẩm và tác giả (người sáng tạo ra tác phẩm phần mềm), cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài cũng có quyền đăng ký bản quyền phần mềm tại Việt Nam.
3.Tại sao phải đăng ký bản quyền phần mềm máy tính?
Đăng ký bản quyền máy tính sẽ giúp chủ sỡ hữu phần mềm được toàn quyền (độc quyền) sử dụng phần mềm máy tính do mình sáng tạo ra, việc đăng ký sẽ giúp chủ sở hữu chứng minh được quyền của mình và có thể ngăn chặn được mọi hành vi xâm phạm quyền đối với sản phẩm phần mềm của bên thứ 3.
Chúng tôi xin lưu ý: Việc đăng ký là không bắt buộc nhưng lại rất quan trọng và là căn cứ pháp lý chứng minh quyền với phần mềm khi có tranh chấp với bên thứ ba. Do đó, ngay sau khi phần mềm được hoàn thành, khách hàng nên cân nhắc tiến hành nộp đơn đăng ký bản quyền phần mềm nhanh nhất có thể.
4.Đăng ký bản quyền phần mềm máy tính như thế nào?
Hồ sơ, tài liệu và thủ tục cho việc đăng ký bản quyền phần mềm máy tính gồm những gì?
a) Tờ khai đăng ký bản quyền phần mềm máy tính
b) 02 bản in code phần mềm có đánh số trang và dấu giáp lai hoặc chữ ký của chủ sở hữu đăng ký
c) 02 bản đĩa CD chứa nội dung phần mềm (bao gồm Code, bản in trang chủ giao diện và chuyên mục phần mềm)
d) Giấy uỷ quyền hoặc hợp đồng ủy quyền
d) Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả (nếu có);
e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung (nếu có)
Thời gian đăng ký bản quyền phần mềm máy tính
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ các giấy tờ hợp lệ, cần hoàn tất các thủ tục nộp đơn, tiếp nhận Giấy chứng nhận bản quyền phần mềm máy tính và chuyển lại cho khách hàng.
Trường hợp quý khách hàng tự mình thực hiện, thời gian cho việc đăng ký bản quyền phần mềm máy tính có thể kéo dài hơn. Điều này phụ thuộc vào việc hồ sơ có đáp ứng các yêu cầu của cơ quan nhà nước hay không. Nếu hồ sơ không đáp ứng sẽ bị trả có nêu rõ lý do bị trả. Dựa vào đó, cá nhân, tổ chức sẽ tự điều chỉnh và tiếp tục nộp lại cơ quan nhà nước chuyên trách.
5. Dịch vụ đăng ký bản quyền logo tại LNP Law
5.1Tư vấn miễn phí các vấn đề
– Tư vấn những quy định của pháp luật về việc đăng ký bản quyền phần mềm máy tính.
– Tư vấn những yếu tố được bảo hộ, những yếu tố không nên bảo hộ
– Tư vấn khả năng bị trùng, tương tự có thể bị dẫn đến khả năng bị từ trối của phần mềm.
– Tư vấn các vấn đề liên quan.
5.2. Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng
– Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc
– Trong trường hợp khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của khách hàng trong việc đăng ký bản quyền phần mềm, chúng tôi sẽ sắp xếp, đảm bảo sự tham gia theo đúng yêu cầu
– Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.
5.3. Đại diện hoàn tất các thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm cho khách hàng, cụ thể.
– Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, LNP Law sẽ tiến hành soạn hồ sơ đăng ký cho khách hàng.
– Đại diện để nộp hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm cho khách hàng.
– Đại diện theo dõi hồ sơ và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng.
– Đại diện nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm cho khách hàng.
– Theo dõi xâm phạm, tiến hành lập hồ sơ tranh tụng khi cần thiết.
– Soạn công văn trả lời phúc đáp khi xảy ra tranh chấp với các chủ đơn khác.