Đăng ký thương hiệu tại Nhật Bản – Thông tin cơ bản cần lưu ý

Năm 2019 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản đạt gần 40 tỷ USD trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 20,4 tỷ USD. Đăng ký thương hiệu tại Nhật Bản giúp doanh nghiệp Việt Nam bảo vệ hình ảnh hàng hoá/dịch vụ do mình cung cấp tại thị trường này.

 

Đọc thêm: Đăng ký thương hiệu tại Hàn Quốc – Thông tin cơ bản cần lưu ý

Đọc thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu – “Công thức” làm nổi bật thương hiệu của bạn

1. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là văn bản do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia cấp nhằm ghi nhận thời gian, thông tin chủ sở hữu và quan trọng nhất xác nhận nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ. Tại Việt Nam, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ cấp cho tổ chức, cá nhân.

Do được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền quốc gia mà nhãn hiệu trong văn bằng chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đã đăng ký. Một nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam không có nghĩa nó được tự động bảo hộ tại các quốc gia khác như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, …. Chính hiệu lực không gian của văn bằng bảo hộ đã thúc đẩy ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm/dịch vụ họ cung cấp tại Nhật Bản.

thuong hieu tai Nhat Ban

2. Thông tin cơ bản cần lưu ý khi đăng ký thương hiệu tại Nhật Bản

Trước khi thực hiện đăng ký thương hiệu tại Nhật Bản, chủ đơn đăng ký cần nắm rõ một số thông tin dưới đây

2.1. Nguyên tắc đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Nhật Bản

Cũng như Việt Nam, Nhật Bản áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (First to File). Nhãn hiệu sẽ được bảo hộ trên cơ sở nộp đơn đăng ký đầu tiên hoặc đơn đăng ký quốc tế có ngày nộp đơn ưu tiên sớm nhất. Vì vậy đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ngay hôm nay sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam bảo vệ được sản phẩm/dịch vụ của mình tại thị trường này

2.2. Thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu tại Nhật Bản

Văn phòng Sáng chế Nhật Bản (Japan Patent Office – JPA) là cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu trên phạm vi lãnh thổ Nhật Bản. Ngoài JPA các cơ quan khác như Hải quan Nhật Bản, Toà án Tối cao về Quyền sở hữu trí tuệ (IPHCJ) có trách nhiệm thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ.

2.3. Cách đăng ký thương hiệu tại Nhật Bản

Hiện nay có hai cách đăng ký thương hiệu tại Nhật Bản

– Nộp đơn đăng ký trực tiếp với Văn phòng Sáng chế Nhật Bản (JPA). Doanh nghiệp Việt Nam cần có đại diện sở hữu công nghiệp tại Nhật Bản để được nộp đơn trực tiếp với JPA.

– Nợp đơn đăng ký quốc tế thông qua Hệ thống Madrid do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cung cấp. Do Việt Nam và Nhật Bản đều là thành viên của Nghị định thư Madrid và Thoả ước Madrid nên đăng ký thương hiệu qua hệ thống này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí do sử dụng một mẫu đơn, ngôn ngữ và nộp một loại phí duy nhất. Việc tiếp nhận đơn đăng ký cũng do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đảm nhận.

2.4. Quy trình xử lý đơn đăng ký thương hiệu tại Nhật Bản

Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký thương hiệu JPA tiến hành thẩm định đơn theo các bước sau:

– Thẩm định hình thức: JPA kiểm tra nhằm xác minh đơn đăng ký thương hiệu đáp ứng các yêu cầu về thủ tục và hình thức (gồm mô tả nhãn hiệu, phân nhóm sản phẩm/dịch vụ, thông tin liên quan đến chủ sở hữu, …)

– Thẩm định nội dung: JPA xác định thương hiệu (nhãn hiệu) trong đơn đăng ký có đáp ứng các yêu cầu để được bảo hộ hay không. Trường hợp nhãn hiệu không có khả năng phân biệt theo quy định pháp luật thì đơn đăng ký bị từ chối;

– Cấp văn bằng bảo hộ: nhãn hiệu thoả mãn các yêu cầu về nội dung và hình thức thì JPA ra quyết định cho phép đăng ký nhãn hiệu. Chủ đơn tiến hành trả phí để nhãn hiệu được bảo hộ.

Đăng ký thương hiệu tại Nhật Bản mất từ 6 – 12 tính từ nộp đơn đến khi có văn bằng bảo hộ. Thời gian này trên thực tế có thể kéo dài đến 20 tháng.

thuong hieu tai Nhat Ban

2.4. Phí đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Nhật Bản

Phí nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Nhật Bản gồm phí thẩm định sơ bộ đơn đăng ký quốc tế tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (2 triệu đồng) và phí nộp đơn cho WIPO.

Phí nộp đơn đăng ký thương hiệu cho WIPO được tính dựa trên số sản phẩm dịch vụ, nhãn hiệu có màu hay không có màu, quốc gia dự định đăng ký. Ví dụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không màu cho một sản phẩm tại Nhật Bản có phí là 761 Franc Thuỵ Sĩ (gần 20 triệu VNĐ), trong đó:

– Phí cơ bản: 653 Franc;

– Phí đăng ký tại Nhật Bản: 108 Franc.