Hợp đồng thương mại là gì? Những điều cần lưu ý trong hợp đồng thương mại

Hợp đồng thương mại là gì theo quy định pháp luật? Những điều cần lưu ý khi giao kết hợp đồng thương mại.

Đọc thêm: Tranh chấp hợp đồng là gì?

Đọc thêm: Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

1. Khái niệm về hợp đồng thương mại:

– Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau và với các bên có liên quan về việc xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại.

– Có hai loại hợp đồng chính là: Hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng dịch vụ:

  • Hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua và bên mua trả số tiền theo thỏa thuận. Hợp đồng được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
  • Hợp đồng cung ứng dịch vụ là hợp đồng thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.

2. Những nội dung trong hợp đồng cần phải lưu ý:

Việc soạn thảo một bản hợp đồng rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh mua bán, dịch vụ bởi đó là sự đồng nhất về thỏa thuận để hai bên cùng có lợi.

Một số những lưu ý về soạn thảo nội dung của hợp đồng như sau:

2.1 Quy định rõ ràng về đối tượng của hợp đồng:

– Đối tượng của hợp đồng thương mại là hàng hóa hoặc dịch vụ. Hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, động sản được hình thành trong tương lai.

– Các bên có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin bao gồm loại hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, số lượng, chất lượng, đặc điểm…

– Trong trường hợp cung cấp dịch vụ thì cần phải quy định rõ công việc/ dịch vụ là gì, cách thức cung cấp dịch vụ như thế nào, tiến độ hoàn thành công việc,…

Như vậy, việc soạn thảo hợp đồng thương mại sẽ mang tính minh bạch hơn. Khi các bên xảy ra tranh chấp hoặc một bên không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng đã nêu rõ thì bên còn lại được quyền khởi kiện, yêu cầu xử lý vụ việc.

2.2 Cần quy định rõ số tiền phải thanh toán, thời hạn thanh toán, cách thức thanh toán và điều khoản thay đổi phương thức thanh toán:

Đây là một trong những điều khoản mà các bên luôn phải quy định thật cẩn trọng và rõ ràng. Tuy nhiên, một số hợp đồng dịch vụ hoặc mua bán lại không ghi rõ việc đã bao gồm thuế, phí, chi phí phát sinh có liên quan hay chưa. Nếu các bên chọn hình thức thanh toán là chuyển khoản ngân hàng thì chi phí phát sinh là phí dịch vụ thì trong hợp đồng lại không ghi rõ bên nào sẽ chịu loại phí này.

Đây là một trong những điểm dễ dàng thiếu sót của hợp đồng nói chung.

Ngoài ra, việc thanh toán trong hợp đồng lại không đề cập đến thời hạn thanh toán, cách thức thanh toán,… VD: Các bên quy định việc thanh toán trong vòng 15 ngày nhưng lại không quy định rõ việc tính từ ngày nào…

2.3 Cần đàm phán và thỏa thuận điều khoản giải quyết tranh chấp thích hợp:

Nếu các bên xảy ra tranh chấp thì trong hợp đồng phải quy định chi tiết như sau:

– Nêu rõ tên Trung tâm trọng tài thương mại;

– Giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật nước nào ( nếu là hợp đồng ký kết với đối tác nước ngoài ).

Mặc dù việc thỏa thuận quyền và nghĩa vụ các bên là quan trọng nhất nhưng nếu xảy ra tranh chấp mà không quy định rõ giải quyết thế nào thì sẽ rất khó trong việc giải quyết tranh chấp.

2.4 Thẩm quyền ký kết hợp đồng thương mại:

Người ký kết hợp đồng phải là người có thẩm quyền nếu không thì hợp đồng sẽ không phát sinh hiệu lực (Điều 142 Bộ luật dân sự 2015)

Trong trường hợp, người đại diện ký kết hợp đồng không phải là người đại diện theo pháp luật thì phải có văn bản ủy quyền có dấu của người có thẩm quyền.

Để hợp đồng mang tính rõ ràng và chính xác nhất, các bên phải cẩn thận trong việc kiểm tra hợp đồng trước khi kí và đóng dấu.

 

***** Các chuyên mục liên quan khác *****

Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm 2020

Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất 2020

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở 2020

Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản 2020

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế 2020

Giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc 2020

Tư vấn Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất 2020

Hợp đồng thương mại là gì? Những điều cần lưu ý trong hợp đồng thương mại

Tranh chấp hợp đồng thương mại là gì?