Hợp đồng thuê nhà là gì? Nếu ký kết hợp đồng thuê nhà phát sinh tranh chấp thì sẽ giải quyết thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành 2020?
Đọc thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản 2020
Đọc thêm: Các phương thức để giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Mục lục
1. Hợp đồng thuê nhà:
– Hợp đồng thuê nhà là một dạng của hợp đồng cho thuê tài sản, hợp đồng cho thuê nhà là sự thỏa thuận giữa các bên, một bên là thuê nhà và bên còn lại là cho thuê nhà. Bên thuê có quyền sử dụng nhà cho thuê với một thời hạn nhất định.
– Các bên giao kết trong hợp đồng thuê nhà phải bảo đảm nghĩa vụ đặt cọc. VD: Đặt cọc trước khi thuê nhà.
– Hợp đồng thuê nhà phải được lập thành văn bản bởi việc thỏa thuận và giao kết bằng văn bản có tính xác thực cao nhằm bảo vệ quyền và nghĩa vụ của hai bên.
2. Nội dung hợp đồng:
– Thông tin cá nhân các bên ( bên cho thuê và bên thuê ): Các bên cung cấp đủ thông tin cá nhân như họ và tên, CCCD hoặc CMND hoặc hộ chiếu, …
– Mục đích thuê và diện tích cho thuê. VD: mục đích để ở, mục đích để thuê mặt bằng kinh doanh,… với diện tích … m2.
– Thời hạn thuê nhà: Ghi rõ thời hạn thuê nhà là bao nhiêu tháng, bao nhiêu năm, bắt đầu từ ngày … đến ngày …
– Giá thuê, đặt cọc, phương thức thanh toán: Bên cho thuê sẽ quy định về giá thuê tuy nhiên vẫn phải đảm bảo yêu cầu theo quy định về phí điện, nước, … ( bên cho thuê sẽ thông báo phí thuê nhà bao gồm tiền điện hoặc tiền nước hay chưa … ). Đặt cọc sẽ được bên cho thuê quy định ví dụ như là đặt cọc 2 tháng, …
– Quyền và nghĩa vụ các bên: do các bên thỏa thuận để tránh trường hợp phát sinh tranh chấp.
– Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng: bằng trọng tài hoặc Tòa án nhân dân.
– Các điều khoản khác.
3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà:
– Khi phát sinh tranh chấp các bên nên tự tiến hành thương lượng và thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện và tôn trọng lợi ích của nhau để xử lý, giải quyết những mâu thuẫn và tranh chấp phát sinh.
– Nếu trong trường hợp một trong hai bên không thể giải quyết bằng thương lượng và bên còn lại không có thiện chí giải quyết thì sẽ được quyền yêu cầu Tòa án nhân dân ( Theo quy định của Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì những tranh chấp về giao dịch, hợp đồng dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân ) giải quyết theo trình tự sau:
- Đương sự nộp Đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng kèm chứng cứ chứng minh bên còn lại vi phạm hợp đồng;
- Tòa án sẽ xem xét, nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được thụ lý;
- Tòa án tiến hành các thủ tục cần thiết để đưa vụ án ra xét xử.
***** Các chuyên mục liên quan khác *****
Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm 2020
Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất 2020
Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở 2020
Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản 2020
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế 2020
Giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc 2020
Tư vấn Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất 2020
Hợp đồng thương mại là gì? Những điều cần lưu ý trong hợp đồng thương mại
Tranh chấp hợp đồng thương mại là gì?