Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng 2020

Tranh chấp hợp đồng tín dụng là gì? Nếu ký kết hợp đồng tín dụng phát sinh tranh chấp thì sẽ giải quyết thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành 2020?

Đọc thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm 2020

Đọc thêm: Đối tượng của hợp đồng là gì?

1. Hợp đồng tín dụng:

– Hợp đồng tín dụng là văn bản thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng với các tổ chức, cá nhân về việc chuyển giao một khoản tiền với cam kết hoàn trả cả gốc và lãi trong thời hạn nhất định.

– Tổ chức tín dụng hay còn gọi là bên cho vay là doanh nghiệp thực hiện một hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.

– Bản chất hợp đồng song vụ:

  • Là hợp đồng song vụ ( hình thức văn bản );
  • Đối tượng thỏa thuận: khoản tiền cho vay;
  • Nguyên tắc hoàn trả.

2. Nội dung hợp đồng:

– Thông tin của cả tổ chức tín dụng và khách hàng cho vay: các bên ghi rõ và đầy đủ phần thông tin này nhằm mang tính minh bạch khi giao kết hợp đồng;

– Mục đích sử dụng;

– Quy định về số tiền cho vay là bao nhiêu, hạn mức cho vay;

– Loại tiền cho vay ( VNĐ,USD,…);

– Cho vay theo phương thức nào ( vay trả góp, vay hạn mức, …)

– Quy định về thời hạn vay tiền và trả nợ của khách hàng;

– Điều khoản quy định về lãi suất cho vay;

– Quy định về cách thức để giải ngân số tiền vay;

– Quy định về biện pháp bảo đảm (nếu có);

– Điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên;

– Quy định về trường hợp chấm dứt cho vay, thu nộp trước hạn;

– Những quy định về vấn để vi phạm và cách thức để xử lý;

– Hiệu lực của thỏa thuận giữa các bên: bắt đầu từ ngày … tháng … năm …. đến …

3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng:

– Tranh chấp hợp đồng tín dụng là những mâu thuẫn phát sinh từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được ghi nhận trong hợp đồng tín dụng.

– Các loại tranh chấp hợp đồng tín dụng phổ biến hiện nay:

3.1 Tranh chấp phát sinh khi có sự vi phạm nghĩa vụ trong quan hệ hợp đồng của các bên:

– Bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn vì vậy mà phát sinh tranh chấp.

– Bên cho vay không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ giải ngân cho bên vay làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên vay dẫn đến việc xảy ra tranh chấp.

3.2 Tranh chấp chủ thể xác lập, thực hiện hợp đồng tín dụng:

– Việc xác lập một hợp đồng là người đại diện theo pháp luật của một tổ chức đứng ra, tuy nhiên việc ký kết sẽ không có hiệu lực nếu không phải người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền.

3.3 Tranh chấp phát sinh trong việc xử lý tài sản bảo đảm hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản:

– Đi cùng với hợp đồng tín dụng là hợp đồng bảo đảm trong trường hợp phát sinh tranh chấp.

– Tài sản bảo đảm được định giá bởi đội ngũ nhân viên tín dụng.

3.4 Tranh chấp phát sinh từ quy định pháp luật về việc giải quyết tranh chấp:

– Theo quy định pháp luật thì việc giải quyết tranh chấp có rất nhiều phương thức để giải quyết bao gồm: thương lượng, hòa giải, trọng tài;

– Các bên phải thỏa thuận trước với nhau về việc nếu xảy ra tranh chấp sẽ lựa chọn cơ quan nào, cũng như áp dụng luật nào.

 

***** Các chuyên mục liên quan khác *****

Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm 2020

Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất 2020

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở 2020

Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản 2020

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế 2020

Giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc 2020

Tư vấn Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất 2020

Hợp đồng thương mại là gì? Những điều cần lưu ý trong hợp đồng thương mại

Tranh chấp hợp đồng thương mại là gì?