Dịch vụ đầu tư ra nước ngoài 2020

Hiện nay, việc đầu tư ra nước ngoài đã dần trở nên dễ dàng hơn đối với nhà đầu tư trong nước. Theo quy định pháp luật Việt Nam, việc tiến hành đầu tư ra nước ngoài cần những thủ tục gì?

1. Thế nào là đầu tư ra nước ngoài:

Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn; hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; đồng thời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó.

Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng, về các tổ chức tín dụng, về quản lý ngoại hối.

2. Thủ tục đầu tư ra nước ngoài:

Bước 1: Xin Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài:

Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Bộ KH&ĐT. Hồ sơ gồm:

  • Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài (theo Mẫu số 01 Thông tư 03/2018/TT-BKHĐT);
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Quyết định đầu tư ra nước ngoài;
  • Văn bản cam kết tự thu xếp ngoại tệ kèm xác nhận số dư tài khoản ngoại tệ (theo mẫu số 5 Thông tư 03) hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ của tổ chức tín dụng cho nhà đầu tư theo mẫu số 6 Thông tư 03 (bản chính hoặc sao công chứng);
  • Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.
  • Xác nhận của cục thuế về việc nhà đầu tư hoàn thành nghĩa vụ tài chính đến gần thời điểm nộp hồ sơ (bản gốc hoặc sao chứng thực).

Trình tự thực hiện thủ tục Xin giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài:

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.

Bước 2: Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài chủ yếu được thực hiện dưới đồng USD hoặc ngoại tệ khác. Nhà nước Việt Nam thực hiện quyền quản lý nhà nước thông qua thủ tục đăng ký chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước quản lý.

 

***** Các bài viết liên quan *****

Đầu tư theo hình thức góp vốn mua cổ phần 2020

Hình thức đầu tư vào Việt Nam 2020

Lợi ích của việc tách giấy chứng nhận đầu tư

Dịch vụ tư vấn đầu tư giá rẻ

Tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam năm 2020

07 lưu ý về pháp lý cho nhà đầu tư, người mua bất động sản lần đầu

Đầu tư vào Việt Nam theo hợp đồng BT 2020

Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài