Những thay đổi trong quy định về đầu tư nước ngoài được dự báo năm 2024

Năm 2024 được dự báo sẽ đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong khung pháp lý và chính sách liên quan đến đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. Các thay đổi này không chỉ nhằm thu hút nguồn vốn FDI mà còn cải thiện môi trường kinh doanh, phù hợp với các cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam. Dưới đây là những dự báo chi tiết về những thay đổi quan trọng sẽ ảnh hưởng đến nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2024.

Những rào cản về chính sách pháp luật cần sớm tháo gỡ

Những năm gần đây cùng với sự thay đổi trong bối cảnh phát triển kinh tế – xã hội, Việt Nam đã thể hiện quyết tâm có sự thay đổi chiến lược về hệ thống pháp luật và chính sách để nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam. Các quy định pháp luật về đầu tư nói chung và việc thu hút FDI ở Việt Nam hiện đang dần được bổ sung hoàn thiện, tuy nhiên nhiều quy định vẫn còn chồng chéo, chưa thực sự hoàn thiện… đang tạo những rào cản đối với thu hút FDI.

Luật Đầu tư (sửa đổi năm 2020) tuy đã có nhiều quy định mới về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, tận dụng nguồn lực từ trong nước cũng như thúc đẩy việc thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam như: bổ sung một số ngành, nghề ưu đãi đầu tư (hoạt động đổi mới sáng tạo; sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ tham gia chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành); bổ sung quy định về nguyên tắc, điều kiện áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư để bảo đảm hiệu quả, chất lượng của việc thực hiện chính sách này (như: áp dụng ưu đãi có thời hạn, theo kết quả thực hiện dự án; nhà đầu tư phải bảo đảm đáp ứng điều kiện ưu đãi trong thời gian được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật). Đặc biệt, Luật Đầu tư (sửa đổi 2020) cũng đã bổ sung quy định cho phép Thủ tướng Chính phủ áp dụng ưu đãi đặc biệt để tạo cơ chế, chính sách đủ sức hấp dẫn, kịp thời thu hút dòng vốn FDI đang dịch chuyển nhanh chóng trong bối cảnh hiện nay…

Tuy nhiên,quá trình thực thi Luật Đầu tư 2020 đã phát sinh những vướng mắc, bất cập, ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và công tác quản lý nhà nước về đầu tư. Cụ thể như: Luật Đầu tư và Luật Đất đai chưa có quy định thống nhất trong việc quyết định chủ trương thực hiện dự án (đối với dự án ngoài ngân sách) với kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện; Vướng mắc về thủ tục đầu tư liên quan tại khoản 4 điều 29 Luật Đầu tư quy định và điều 62 (Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng) và điều 63 (Căn cứ thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng) của Luật Đất đai 2013, Luật Đấu thầu; Vướng mắc giữa Luật Đầu tư 2020 và Luật Nhà ở liên quan đến chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở; Quy định vướng mắc giữa Luật Đầu tư 2020 và Luật Lâm nghiệp liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng…

Hay như những rào cản về thủ tục hành chính, quy định về phòng cháy chữa cháy, môi trường, hải quan… mà đại diện các nhà đầu tư nước ngoài đã chỉ ra và kiến nghị đến Thủ tướng tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài hồi tháng 4/2023.

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham) Ông Hong Sun đã kiến nghị Thủ tướng xem xét tháo gỡ khó khăn về lao động, phòng cháy chữa cháy. Theo Ông Hong Sun các doanh nghiệp Hàn Quốc mới vào đầu tư tại Việt Nam đang gặp một số khó khăn liên quan đến cơ chế cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài và phê duyệt hạ tầng phòng cháy chữa cháy.

Trong khi đó, Ông Masayoshi Fujimoto, chủ tịch Ủy ban Kinh doanh Nhật Bản – Việt Nam tại Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản (Keidanren) cho rằng, môi trường đầu tư ở Việt Nam đang diễn ra sự chậm trễ trong việc phê duyệt các dự án. Nếu vấn đề này được giải quyết trong thời gian tới sẽ rất hữu ích và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp…

Theo các DN, trong thời gian gần đây, các văn bản quy phạm pháp luật và quy chuẩn PCCC liên tục được ban hành, sửa đổi nhằm mục đích phòng tránh rủi ro, bảo vệ quyền lợi và tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình thi hành, áp dụng thực tiễn đã phát sinh nhiều khó khăn, bất cập, làm gia tăng gấp nhiều lần thời gian, chi phí, và tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh chung của Việt Nam.

Đáng chú ý, liên quan đến chính sách thuế đối với FDI, một số chuyên gia chỉ rằng chính sách thuế hiện tại ở Việt Nam là một trong những công cụ đắc lực thu hút nguồn vốn FDI. Tuy nhiên, trong bối cảnh EU, Hàn Quốc, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác đang nhanh chóng nội luật hóa quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu với mục đích thu thuế bổ sung ngay từ đầu năm 2024.

Nhiều quốc gia cạnh tranh với Việt Nam như Ấn Độ, Thái Lan… đã và đang thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu thông qua hình thức ưu đãi, trợ cấp… Điều này tác động không nhỏ đến sức hút môi trường đầu tư Việt Nam, đòi hỏi Việt Nam cần khẩn trương xây dựng các chính sách ưu đãi phù hợp, cạnh tranh để thu hút đầu tư, đặc biệt là trước quy định thuế tối thiểu toàn cầu sắp được áp dụng.

Những thay đổi trong quy định về đầu tư nước ngoài được dự báo năm 2024

1. Cải thiện thủ tục hành chính và đơn giản hóa quy trình đầu tư

Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã không ngừng cải cách thủ tục hành chính để giảm bớt các rào cản pháp lý, đặc biệt là cho nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2024, dự kiến Việt Nam sẽ tiếp tục cải cách mạnh mẽ hơn trong quy trình cấp phép đầu tư.

2. Mở rộng các lĩnh vực ưu tiên đầu tư

Để khuyến khích dòng vốn FDI chất lượng cao, Việt Nam sẽ điều chỉnh danh mục các ngành nghề được ưu đãi đầu tư. Năm 2024, dự kiến nhiều lĩnh vực sẽ được ưu tiên.

3. Tăng cường bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư

Một trong những thay đổi quan trọng về đầu tư nước ngoài dự báo năm 2024 là tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài, nhằm đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong các vụ tranh chấp. Chính phủ có thể tiếp tục hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh chấp, cho phép sử dụng các cơ chế trọng tài quốc tế, và cải tiến quy trình giải quyết tranh chấp trong nước nhằm nâng cao niềm tin của nhà đầu tư.

4. Tăng cường kiểm soát đối với đầu tư trong các lĩnh vực nhạy cảm

Dù có sự mở rộng trong nhiều ngành nghề, các lĩnh vực nhạy cảm như quốc phòng, an ninh quốc gia và truyền thông có thể tiếp tục bị kiểm soát chặt chẽ. Nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia các lĩnh vực này sẽ phải tuân thủ nhiều điều kiện nghiêm ngặt hơn về tỷ lệ sở hữu vốn và phương thức đầu tư. Điều này nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia và duy trì sự ổn định xã hội.

5. Cải cách chính sách thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài

Năm 2024, dự báo rằng Việt Nam sẽ tiếp tục điều chỉnh hệ thống thuế nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, việc sửa đổi các quy định liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà thầu và các ưu đãi thuế có thể được xem xét nhằm giảm chi phí đầu tư. Ngoài ra, việc áp dụng các biện pháp ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp công nghệ, năng lượng tái tạo và các ngành liên quan đến chuyển đổi số cũng là một trọng tâm.

Những thay đổi trong quy định về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong năm 2024 thể hiện quyết tâm của chính phủ trong việc tạo ra một môi trường đầu tư cạnh tranh, minh bạch, và bền vững. Với các cải cách mạnh mẽ, các chính sách ưu đãi, và việc tăng cường bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, Việt Nam hứa hẹn sẽ tiếp tục là một điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn FDI.

Xem thêm: