
Vai trò của Incoterms trong thương mại quốc tế
Incoterms trong nhiều thập kỷ qua, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành các giao dịch thương mại quốc tế.
Khởi điểm là một văn bản do Phòng Thương mại Quốc tế ban hành, với những thành việc chủ yếu là các quốc gia châu Âu, Incoterms ngày nay đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
1.Vai trò của Incoterms trong thương mại quốc tế
Vai trò của Incoterms trong thương mại quốc tế thể hiện ở những điểm sau:
- Incoterms đã cung cấp được một hệ thống trọn vẹn các quy tắc nhất quốc tế để giải thích các điều kiện thương mại được sử dụng rộng rãi nhất trong ngoại thương. Như vậy, có thể tránh được sự thiếu nhất quán trong việc giải thích những điều kiện này ở các nước khác nhau hoặc ít nhất có thể giảm một mức đáng kể. Việc dẫn chiếu Incoterms vào hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế xác định một cách rõ ràng nghĩa vụ của các bên để làm giảm tối đa và giải quyết thuận tiện các tranh chấp xảy ra phát sinh từ hợp đồng giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau.
>>>>>>>> Xem thêm: Incoterms là gì? Nội dung Incoterms 2010
- Incoterms đã đưa ra những quy tắc giải thích nhiều điều kiện thích hợp cho nhiều phương thức vận tải khác nhau, nhiều cách phân chia khác nhau về trách nhiệm, chi phí và rủi ro giữa người bán bán và người mua. Vì vậy, các bên có nhiều sự lựa chọn khác nhau sao cho phù hợp nhất với khả năng của mình và tình hình thị trường…
- Từ khi Phòng thương mại Quốc tế xuất bản Incoterms vào năm 1936, văn bản này thương xuyên được cập nhật nhằm theo kịp sự phát triển của thương mại quốc tế, Ủy ban thực tiễn Thương mại Quốc tế của ICC, được sự hợp tác của các thành viên trên khắp thế giới và trong tất cả các ngành buôn bán, đảm bảo rằng Incoterms sẽ đáo ứng được yêu cầu kinh doanh ở mọi nơi. Bên cạnh đó, mỗi lần xuất bản một bộ Incoterms mới, ICC luôn cho ra đời tài liệu “Hướng dẫn sử dụng Incoterms” kèm theo, điều này làm cho việc hiểu và sử dụng chúng một cách dễ dàng hơn.
- Trong tất cả các quy tắc của Incoterms, nghĩa vụ của các bên được trình bày trong 10 điều, mỗi Điều đều phản ánh nghĩa vụ của người bán và nghĩa vụ tương ứng của người mua về cùng một vấn đề. Mặt khác, các thuật ngữ cũng như nội dung của Incoterms khi được soạn thảo, đều cố gắng tạo được sự nhất quán trong tất cả các điều kiện, tạo được sự phù hợp với Công ước của Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG) và các tài liệu khác của Phòng Thương mại Quốc tế như UCP 600. Nhờ vậy, việc áp dụng Incoterms trở nên dễ dàng hơn.
2.Nghĩa vụ tương ứng của người bán và người mua
Nghĩa vụ của người bán | Nghĩa vụ của người mua |
Những nghĩa vụ chung của người bán | Những nghĩa vụ chung của người mua |
Giấy phép, kiểm tra an ninh và các thủ tục khác | Giấy phép, kiểm tra an ninh và các thủ tục khác |
Hợp đồng vận tải và bảo hiểm | Hợp đồng vận tải và bảo hiểm |
Giao hàng | Nhận hàng |
Chuyển rủi ro | Chuyển rủi ro |
Phân chia chi phí | Phân chia chi phí |
Thông báo cho người mua | Thông báo cho người bán |
Chứng từ giao hàng | Bằng chứng về việc giao hàng |
Kiểm tra – Bao bì – Kỹ mã hiệu | Kiểm tra hàng hóa |
Hỗ trợ thông tin và các chi phí liên quan | Hỗ trợ thông tin và các chi phí liên quan |
Cùng với việc ban hành Incoterms 2010, Phòng Thương mại Quốc tế mở rộng phạm vi áp dụng của văn bản này cho cả thương mại nội địa, vai trò của Incoterms 2010 tiếp tục được nâng cao thêm một bậc nữa, khẳng định vai trò quan trọng của nó không chỉ trong thương mại quốc tế mà cho mọi giao dịch thương mại trên toàn cầu.
Trên đây là các thông tin hữu ích về Incoterms 2020 mà LNP cung cấp. Để biết thêm các thông tin chi tiết khác, vui lòng liên hệ: SĐT: 024-6329-2936 hoặc Hotline Luật sư Tư vấn: 0968896603 hoặc Email: lnpvnn@gmail.com
Vui lòng xem thêm dịch vụ khác tại Tư vấn pháp lý LNP
Rất hân hạnh được đồng hành và hợp tác cùng Quý Doanh nghiệp!