Doanh Nghiệp & Thương Mại

SO SÁNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN, DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH
| Attorney

So sánh, đánh giá ưu nhược điểm của 03 loại hình doanh nghiệp Công ty TNHH một thành viên, Doanh nghiệp tư nhân và Hộ gia đình

 SO SÁNH 03 LOẠI HÌNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN, DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ HỘ GIA ĐÌNH

 

 I. So sánh 03 loại hinh Công ty TNHH Một thành viên, Doanh nghiệp tư nhân và Hộ kinh doanh

STT TIÊU CHÍ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HỘ GIA ĐÌNH
1 CHỦ SỞ HỮU Là cá nhân, tổ chức Là cá nhân. Cá nhân Không được đông thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên Công ty Hợp danh Là cá nhân, một nhóm người, một hộ gia đình

Không được đồng thời là chủ Doanh nghiệp tư nhân, thành viên Công ty Hợp danh trừ trường hợp được các thành viên còn lại đồng ý

2 ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH Được phép mở > 01 địa điểm kinh doanh Được phép mở > 01 địa điểm kinh doanh Chỉ được phép kinh doanh tại 01 địa điểm
3 SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG  Không hạn chế Không hạn chế Chỉ được phép thuê dưới 10 lao động
4 HẠN CHẾ QUYỀN GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN Không bị hạn chế Không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần

Được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân

5 THAY ĐỔI VỐN ĐIỀU LỆ Công ty giảm vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:

– Hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu.

– Vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ:

Bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác.

Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác thì phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

 

Trong quá trình hoạt động, chủ doanh   nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

 

Trong quá trình hoạt động, chủ doanh   nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 

6 QUYỀN PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU Được phép phát hành trái phiếu Không được phép phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào Không được phép phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào
7 LOẠI HÌNH KINH DOANH Được phép kinh doanh xuất nhập khẩu Được phép kinh doanh xuất nhập khẩu Không được phép kinh doanh xuất nhập khẩu
8 CON DẤU Có con dấu riêng Có con dấu riêng Không có con dấu
9 THUẾ SUẤT Chế độ kế toán phức tạp, Thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%/01 năm đối với doanh thu < 20 tỷ

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam từ 32% đến 50%.

Chế độ kế toán phức tạp, Thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%/01 năm đối với doanh thu <20 tỷ

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam từ 32% đến 50%.

Thuế thu nhập thấp, chế độ kế toán đơn giản
10 TRÁCH NHIỆM TÀI SẢN CHỦ SỞ HỮU Chịu trách nhiệm trong số vốn điều lệ công ty đã góp Chịu trách nhiệm bằng cả tài sản cá nhân chủ sở hữu Chịu trách nhiệm bằng cả tài sản cá nhân chủ sở hữu
11 CHO THUÊ DOANH NGHIỆP Không có quy định Được phép cho thuê lại doanh nghiệp Không có quy định

 II. Đánh giá ưu, nhược điểm của 03 loại hinh Công ty TNHH Một thành viên, Doanh nghiệp tư nhân và Hộ kinh doanh

  1. Hộ kinh doanh chỉ được phép có một địa điểm kinh doanh, hai loại hình còn lại không bị hạn chế. Vì vậy nếu công ty muốn mở rộng địa điểm kinh doanh thì với mô hình Hộ kinh doanh sẽ không phù hợp
  2. Hộ gia đình không bị hạn chế số lượng lao động nhỏ hơn 10 người, còn lại không bị hạn chế nên công ty tùy thuộc vào số lượng người lao động của doanh nghiệp để lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với bản thân công ty
  3. Công ty TNHH một thành viên không bị hạn chế quyền phần vốn góp, cổ phần. Hai loại hình còn lại bị hạn chế, nếu như muốn mua cổ phần, phần vốn góp phải mua với tư cách cá nhân.

Với loại hình Công ty TNHH, công ty có tư cách pháp nhân, do có tài sản riêng, con dấu riêng, vì vậy được quyền giao dịch mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp khác. Còn với hai loại hình còn lại, do không có tư cách pháp nhân nên không được tham gia giao dịch với tư cách riêng để mua cổ phần, phần vốn góp. Nếu muốn giao dịch, chủ sở hữu phải tự bản thân mình tham gia giao dịch với tư cách cá nhân

  1. Công ty TNHH bị hạn chế trong việc giảm vốn, hai loại hình còn lại không bị hạn chế
  2. Công ty TNHH được phép phát hành trái phiếu, hai loại hình còn lại không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào
  3. Hộ gia đình không có con dấu riêng, không được phép kinh doanh xuất nhập khẩu. Hai loại hình còn lại có con dấu riêng, và được phép kinh doanh xuất nhập khẩu

Công ty TNHH do có tư cách pháp nhân vì vậy có con dấu riêng, được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu. Hai loại hình còn lại do không có tư cách pháp nhân nên không có con dấu riêng, ngoài ra không được kinh doanh xuất nhập khẩu

  1. Thuế thu nhập Hộ kinh doanh thấp hơn, chế độ kế toán đơn giản hơn. Hai loại còn lại có chế độ kế toán phức tạp hơn và thuế thu nhập cao hơn

Với quy mô kinh doanh, sản xuất nhỏ, vốn không lớn, loại hình doanh nghiệp Hộ kinh doanh sẽ phù hợp hơn bởi chế độ kế toán thấp và thuế thu nhập của doanh nghiệp không cao. Đối với Công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân, tùy thu nhập doanh nghiệp và loại hình kinh doanh, thuế thu nhập có thể dao động 20% đến 50%

  1. Chủ sở hữu Công ty TNHH có trách nhiệm trong số vốn bản thân góp vào công ty ( trách nhiệm hữu hạn), hai loại hình còn lại chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bằng cả tài sản cá nhân ( trách nhiệm vô hạn)

Chủ sở hữu chịu trách nhiệm trong phần vốn góp của bản thân, vì vậy đối tác tham gia thường sẽ ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp có vốn cao để hợp tác bởi vốn cao, trách nhiệm kinh doanh của doanh nghiệp sẽ cao hơn. Hoặc lựa chọn hợp tác với doanh nghiệp tư nhân hoặc Hộ gia đình vì trách nhiệm của họ khá cao bằng cả tài sản cá nhân của chủ sở hữu

  1. Doanh nghiệp tư nhân được phép cho thuê lại doanh nghiệp của mình, tức chuyển giao quyền chiếm hữu và sử dụng toàn bộ doanh nghiệp cho người khác trong một thời gian nhất định để thu một khoản tiền nhất định gọi là tiền thuê

Căn cứ điều 186 Luật doanh nghiệp 2015, chủ sở hữu được phép cho thuê lại doanh nghiệp của mình cho bên khác. Tuy nhiên, trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp. Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định trong hợp đồng cho thuê.

So-sánh-doanh-nghiệp-tư-nhân-và-hộ-kinh-doanh

III. Kết Luận so sánh giữa 03 loại hình Công ty TNHH Một thành viên, Doanh nghiệp tư nhân và Hộ kinh doanh

Với mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có ưu nhược, điểm khác nhau. Khách hàng có thể dựa vào những tiêu chí trên để lựa chọn loại hình phù hợp với bản thân mình mong muốn

Quý khách hàng có thể tham khảo thêm bài viết về doanh nghiệp sau để hiểu hơn về thủ tục, các bước thành lập doanh nghiệp

https://vietnamlawfirm.com.vn/thanh-lap-cong-ty-tnhh-1-thanh-vien-nam-2019 hoặc https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx 

Để được tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ…, vui lòng liên hệ: SĐT: 024-6329-2936 hoặc Hotline Luật sư Tư vấn: 0968896603 hoặc Email: lawyer@lnplegal.com

Bài viết liên quan

Chat zalo
Chat Facebook

LK01-15 Roman Plaza, To Huu, Nam Tu Liem, Hanoi

attorney@ladefense.vn

0968896603