Thương hiệu là đại diện cho môt doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp đến với thị trường. Để thương hiệu có giá trị và không bị xâm phạm các doanh nghiệp cần đưa các biện các để thương hiệu được bảo hộ. Hiểu được tầm quan trọng của việc bảo hộ thương hiệu, bài viết dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị quy trình thủ tục để bảo hộ thương hiệu theo đúng quy định hiện hành của pháp luật
Mục lục
BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU
Tại sao cần bảo hộ thương hiệu?
Đây là câu hỏi của rất nhiều Khách hàng của Luật Việt An. Thương hiệu là cách gọi của các thương nhân về nhãn hiệu. Theo đó nhãn hiệu là khái niệm được ghi nhận trong Luật Sở hữu trí tuệ còn thương hiệu là cách gọi nhãn hiệu trên thương trường gắn liền với hoạt động marketing của doanh nghiệp, thương nhân.
Vì thế, khi đăng ký bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp, thương nhân sẽ được pháp luật bảo vệ; tránh khả năng nhầm lẫn với các thương hiệu của người khác có cùng lĩnh vực với mình; yên tâm hoạt động quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình nhanh nhất tới khách hàng; tránh được các vấn đề tranh chấp, phát sinh trong quá trình sử dụng thương hiệu và đặc biệt có quyền sở hữu độc quyền thương hiệu đó tại vùng lãnh thổ quốc gia đã được đăng ký để có quyền yêu cầu các chủ thể khác xâm phạm, sử dụng thương hiệu giống hoặc tương tự với mình đã được bảo hộ.
Về phạm vi bảo hộ thương hiệu:
Mỗi đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu có thể đăng ký được nhiều nhóm sản phẩm, dịch vụ theo bảng phân loại quốc tế về đăng ký nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ). Tuy nhiên, cách tính phí khi đăng ký bảo hộ thương hiệu được tính theo nhóm đăng ký do đó Quý khách hàng càng đăng ký nhiều nhóm, hoặc một nhóm hàng hóa với nhiều sản phẩm, dịch vụ sẽ bị tính phí càng cao. Bởi vậy, khi đăng ký bảo hộ thương hiệu Quý khách hàng cần xác định rõ phạm vi thương hiệu đó dùng cho sản phẩm dịch vụ gì của mình trong tương lai để hạn chế nhất chi phí phát sinh.
Mặt khác, nếu sau này thương hiệu đã được đăng ký hoặc được cấp văn bằng bảo hộ nếu Quý khách hàng có phát sinh sử dụng thương hiệu này cho các sản phẩm, dịch vụ mới thì lúc đó lại phải đăng ký bởi đơn đăng ký mới mà không thể kê khai thêm vào đơn, văn bằng bảo hộ đã nộp và đã được cấp.
Những ai có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều có quyền nộp đơn bảo hộ thương hiệu của mình. Trong đó, bao gồm cả cá nhân doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài đều có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu. Miễn sao, sau khi nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ phải luôn được sử dụng liên tục trong 5 năm liền nếu không các chủ thể khác có quyền hủy bỏ hiệu lực
Hồ sơ chuẩn bị đăng ký thương hiệu
Để đăng kí thương hiệu nhanh chóng, hiệu qủa nhất cá nhân/ tổ chức cần chuẩn bị những hồ sơ sau
- Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định
- Các mẫu nhãn hiệu dự định bảo hộ
- Mẫu logo thương hiệu (11 mẫu), logo có kích thước không nhỏ hơn 80 x 80mm. Một mẫu thương hiệu chuẩn mực bao gồm ba bộ phận cấu thành chính:
- Phần hình;
- Phần chữ;
- Slogan.
- Giấy uỷ quyền ( nếu hồ sơ nộp thông qua đại diện)
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Quy trình thủ tục bảo hộ thương hiệu như thế nào?
Trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu, người nộp đơn có thể tiến hành tra cứu trên dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu cần đăng ký. Sau khi tra cứu đánh giá thương hiệu có khả năng cấp Văn bằng bảo hộ, người nộp đơn tiến hành các bước như sau:
Bước 1: Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
Người nộp đơn có thể nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của Cục tại Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.
Sau khi nộp đơn đăng ký thương hiệu Cục sẽ cấp số nhận đơn và đồng thời ghi nhận ngày nộp đơn của thương hiệu, đây cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xác định đơn hợp lệ và ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn sẽ theo dõi tiến trình đơn thông qua số đơn và ngày nộp đơn cho đến khi thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.
Bước 2: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định đơn và ra thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức
Trong thời gian từ 01 đến 02 tháng Cục Sở hữu sẽ ra thông báo xé nghiệm hình thức của đơn. Xét nghiệm hình thức của đơn đảm bảo đơn đã được khai đúng, xác định đúng nhóm đăng ký bảo hộ, tư cách pháp lý của chủ đơn. Xét nghiệm hình thức chưa là cơ sở xác định thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.
Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn đăng ký thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ
Trong vòng 02 tháng kể từ ngày có thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức Cục Sở hữu trí tuệ phải thực hiện thủ tục công bố đơn đăng ký thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ
Xem thêm:
Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn
Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng. Thời gian thẩm định nội dung của thương hiệu: 09-12 tháng.
Nếu trong quá trình thẩm định nội dung đơn, người nộp đơn chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành việc sửa chữa đơn, bổ sung tài liệu hoặc giải trình thì thời hạn thẩm định nội dung được kéo dài thêm tương ứng với thời hạn dành cho người nộp đơn thực hiện các công việc đó.
Bước 5: Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ
Trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp, chủ đơn thực hiện đóng phí cấp văn bằng trong thời hạn khoảng 2 tháng sẽ được nhận văn bằng bảo hộ.
Trường hợp đơn bị từ chối cấp bằng, chủ đơn xem xét nếu chưa thấy thỏa đáng làm thủ tục phúc đáp với Cục Sở hữu trí tuệ để trao đổi khả năng cấp bằng của mình.
Thời hạn bảo hộ thương hiệu là bao lâu?
Tại Việt Nam và đa số các nước trên thế giới văn bằng bảo hộ thương hiệu có thời hạn là 10 năm tính từ ngày ưu tiên (ngày nộp đơn). Và sẽ được gia hạn liên tục khi hết hạn. Nếu chủ sở hữu thương hiệu liên tục gia hạn văn bằng bảo hộ thì thời hạn bảo hộ của thương hiệu là vĩnh viễn, không giới hạn.
Trên đây là bài viết về quy trình, thủ tục, hồ sơ bảo hộ thương hiệu. Mọi thắc mắc cần tư vấn vui lòng liên hệ số HOTTEl: 02463292936