Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ngày nay tại sao nên làm càng sớm càng tốt?
Việc đăng ký độc quyền nhãn hiệu, thương hiệu, độc quyền logo là không bắt buộc. Tuy nhiên, cá nhân/tổ chức đang kinh doanh, xây dựng, tạo uy tín thương hiệu trên thị trường hoặc việc xem thương hiệu tạo dựng nên là một đứa con tinh thần, tài sản của mình thì việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là điều hết sức cần thiết.
Mục lục
1. Hạn chế các vấn đề pháp lý phát sinh khi nhãn hiệu của bạn giống hoặc tương tự với một nhãn hiệu khác
Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ngày từ lúc doanh nghiệp bắt đầu lên chiến lược kinh doanh bắt buộc bạn sẽ phải tìm hiểu và tra cứu xem đã có doanh nghiệp nào sử dụng nhãn hiệu tương tự bạn không. Đừng để trường hợp khi người tiêu dùng bắt đầu quen với hàng hóa, dịch vụ của bạn thì bạn phải đổi toàn bộ nhãn hàng hóa của mình vì đã có người đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu đó rồi.
Việc này sẽ gây ra những thiệt hại đáng kể. Bạn có thể sẽ phải mất khách hàng đã từng tin dùng trước đó. Tệ nhất là mất uy tín khi người tiêu dùng nghĩ rằng hàng hóa của bạn là giả mạo.
Tham khảo thêm: Những loại nhãn hiệu nào có thể đăng ký độc quyền
Ví dụ: Bạn kinh doanh Chuỗi nhà hàng ăn và cafe, bạn đầu tư phát triển kinh doanh nhiều nhà hàng tại nhiều địa điểm khác nhau và bỏ ra chi phí khá lớn để đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồng phục nhân viên, marketing dưới tên thương hiệu “THE RESTJONE”. Tuy nhiên bạn chưa đăng ký bảo hộ độc quyền cho nhãn hiệu THE RESTJONE của nhà hàng mình.
Vào một ngày đẹp trời, bạn nhận được đơn Cảnh báo vi phạm về việc sử dụng tên “THE RESTJONE” cho chuỗi các nhà hàng của bạn, từ một nhà hàng cafe cũng tên “THE RESTJONE” đã đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu “THE RESTJONE” tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Vậy là toàn bộ biển bảng, market, đồng phục, trang thiết bị, và toàn bộ các ấn phẩm mang nhãn hiệu “THE RESTJONE” bạn phải gỡ bỏ, chưa kể bên xử lý vi phạm yêu cầu bạn phải bồi thường cho họ một khoản phí thoả đáng về việc sử dụng không đúng quy định tên “THE RESTJONE” của họ đã được bảo hộ độc quyền.
2. Được độc quyền sử dụng tên nhãn hiệu khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Khi đã được cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu hàng hóa thì điều đó đồng nghĩa doanh nghiệp bạn được độc quyền sử dụng nhãn hiệu đó. Bất cứ cá nhân, tổ chức nào cố tình sao chép, giả mạo đều được xem là hành vi xâm phạm quyền. Và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Thậm chí trong trường hợp có người đăng ký tên nhãn hiệu tương tự hoặc có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của bạn thì đều không được. Chẳng hạn như Cola Cola sẽ bị xem là cố tình giả mạo Coca Cola vì có cách phát âm lẫn tên gọi tương tự và dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Tham khảo thêm: Nhãn hiệu là gì? Lý do vì sao cần đăng ký nhãn hiệu?
3. Bảo vệ doanh nghiệp bạn khỏi các hành vi sao chép, đạo nhái
Nạn đạo nhái, làm giả hàng hóa luôn là vấn đề gây đau đầu cho các cơ quan chức năng. Hiển nhiên rằng nếu cả 2 đối tượng đều chưa đăng ký nhãn hiệu hàng hóa thì cơ quan chức năng rất khó khăn trong việc xác định ai đúng ai sai. Và nhiều rắc rối sau đó kéo theo. Do đó, nắm trong tay bằng chứng chứng minh quyền sở hữu sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc hạn chế người khác khai thác nhãn hiệu của bạn trái phép.
4. Có ưu thế khi tranh tụng trên tòa
Khi cảm thấy hành vi xâm phạm nhãn hiệu của bên thứ 3 gây thiệt hại quá lớn cho doanh nghiệp bạn thì việc kiện ra tòa yêu cầu bồi thường là điều tất yếu. Thế nhưng nếu không có bằng chứng chứng minh quyền tài sản đối với nhãn hiệu thì bạn phải có nghĩa vụ đi chứng minh bên thứ ba là có tội.
Việc chứng minh này rất phức tạp và tốn nhiều thời gian, công sức. Do đó, tại sao không dự trù trước các tình huống tranh chấp có thể xảy ra mà thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu ngay từ bây giờ.
5. Tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển và dễ huy động vốn
Các nhà đầu tư khi đầu tư một khoản cho một doanh nghiệp nào đó thì điểm đầu tiên họ đánh giá chính là thương hiệu của doanh nghiệp. Giá trị thương hiệu tốt cùng với độ phổ biến cao sẽ giúp bạn huy động được vốn đầu tư. Chẳng có ai mong muốn đầu tư vào doanh nghiệp không khẳng định được giá trị thương hiệu hoặc phải khổ sở xử trí các tình huống do tranh chấp doanh nghiệp xảy ra.