Cho thuê lại lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Hiện nay nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp rất cao. Vì vậy kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động là thị trường đầy tiền năng đối với các nhà đầu tư tại Việt Nam. Nhà đầu tư Nhật Bản muốn đầu tư thành lập công ty cung ứng lao động tại Việt Nam cần lưu ý các điều kiện về hình thức đầu tư, giới hạn vốn góp.
>> Đọc thêm: Thành lập công ty cung ứng lao động cố vốn nước ngoài 2020.
Mục lục
Dịch vụ cung ứng lao động
Cho thuê lại lao động là việc người lao động được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động. Người lao động sau đó được doanh nghiệp khác thuê lại. Mặc dù vẫn duy trì quan hệ với doanh nghiệp cho thuê lại nhưng người lao động làm việc và chịu sự quản lý của người thuê. Pháp luật hiện nay quy định dịch vụ cho thuê lại lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và chỉ được thực hiện với một số công việc nhất định.
Quy định về công ty cung ứng lao động có vốn đầu tư Nhật Bản:
Các văn bản pháp lý quốc tế cam kết về dịch vụ của Việt Nam
– Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO (cam kết lĩnh vực thương mại, dịch vụ);
– Hiệp định song phương giữa Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA);
– Hiệp định đa phương ASEAN – Nhật Bản (AJCEP)
Đều không có cam kết về dịch vụ cung cấp và bố trí nhân sự (CPC 8720). Do đó Việt Nam không có nghĩa vụ phải tiếp nhận đầu tư từ Nhật Bản vào dịch vụ cung ứng lao động. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là nhà đầu tư Nhật Bản không được phép đầu tư tại Việt Nam để kinh doanh ngành nghề này.
Các văn bản như: Bộ Luật lao động 2012; Nghị định số 55/2013/NĐ-CP và Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH có các quy định về công ty cung ứng lao động có vốn đầu tư nước ngoài.
Điều kiện của nhà đầu tư Nhật Bản thành lập công ty cung ứng lao động:
Nghị định số 29/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05 tháng 05 năm 2019 đã bãi bỏ hiệu lực của Nghị định số 55/2013/NĐ-CP và Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH. Các quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài như:
– Doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư thông qua liên doanh với đối tác là doanh nghiệp Việt Nam;
– Có vốn và tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp từ 10 tỷ đồng trở lên.
– Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lại lao động từ 05 năm trở lên.
– Có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền Nhật Bản chứng nhận doanh nghiệp và người đại diện phần vốn góp của doanh nghiệp chưa vi phạm pháp luật Nhật Bản và Việt Nam.
Các điều kiện nêu trên đã không còn hiệu lực. Hiện nay nhà đầu tư Nhật Bản có thể thành lập doanh nghiệp cung ứng lao động tại Việt Nam mà không phải thành lập liên doanh.
Thành lập công ty cung ứng lao động có vốn Nhật Bản tại Việt Nam
Thành lập doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
Nhà đầu tư Nhật Bản phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư. Nhà đầu tư lựa chọn loại hình doanh nghiệp của công ty. Hồ sơ thành lập gồm các giấy tờ tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp theo quy định pháp luật. Pháp luật hiện nay quy định công ty cung ứng lao động chỉ phải thực hiện ký quỹ mà không phải đảm bảo mức vốn pháp định. Việc thành lập doanh nghiệp được thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Nhà đầu tư Nhật Bản uỷ quyền cho một tổ chức đại diện ở Việt Nam thực hiện thủ tục đăng ký.
Xin cấp giấy phép cho thuê lại lao động:
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty của nhà đầu tư Nhật Bản phải thực hiện thủ tục xin cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều kiện cấp giấy phép:
Doanh nghiệp của nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải là người quản lý doanh nghiệp và
+ Không có án tích
+ Đã làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên. Trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
– Ký quỹ: doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2 tỷ đồng tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Thủ tục cấp giấy phép:
Doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ quy định tại Điều 8 Nghị định số 29/2019/NĐ-CP. Hồ sơ được nộp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Giấy phép hoạt động thuộc thẩm quyền cấp của Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Thời gian giải quyết hồ sơ là 1 tháng làm việc nếu không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hồ sơ.
Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?
Là Công ty chuyên về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư. Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.
Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.
Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.
Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý Khách về thành lập công ty cung ứng lao động vốn Nhật Bản tại Việt Nam. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.
________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến Đầu tư:
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com