Nhượng quyền thương mại và các vấn đề cần lưu ý năm 2020

Hợp đồng nhượng quyền thương mại chính là sự thỏa thuận giữa  các thương nhân về các vấn đề liên quan đến mua bán, cung ứng dịch vụ đối với các đối tượng sẽ được nhượng quyền bao gồm cả việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt về quyền, nghĩa vụ của các bên. Khi thực hiện hoạt động này, các bên đặc biệt là các doanh nghiệp cần thỏa mãn các điều kiện gì cũng như cần lưu ý những vấn đề nào. Bài viết này, LNP Law sẽ trả lời cho Quý khách hàng các câu hỏi này.

Căn cứ pháp lý quy định việc nhượng quyền thương mại

  • Luật thương mại quốc tế 2005;
  • Nghị định 19/2006/NĐ-CP;
  • Các văn bản pháp luật khác

Điều kiện nhượng quyền thương mại

nhuong quyen thuong mai
                                  nhuong quyen thuong mai

– Bên nhượng quyền cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền thương mại đã được hoạt động ít nhất 01 năm.

+ Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.

+ Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền

+ Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định

– Bên nhận nhượng quyền:

+ Bên nhận quyền phải có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.

>> Chi tiết: Điều kiện nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam

Một số chú ý về hợp đồng nhượng quyền thương mại

nhuong quyen thuong mai
                                     nhuong quyen thuong mai

– Trường hợp thương nhân Việt Nam muốn giao kết hợp đồng nhượng quyền thương mại với thương nhân từ nước ngoài vào Việt Nam cần xác định rõ thương nhân để thực hiện việc đăng ký tại Bộ thương mại hay chưa nhằm đảm bảo căn cứ pháp lý cho việc nhượng quyền được thực hiện. Đối với những trường hợp khác như nhượng quyền ở trong nước hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài, pháp luật không yêu cầu phải đăng ký nhưng phải báo cáo với Sở Công Thương (Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP bổ sung Điều 17a Nghị định 35/2006/NĐ-CP)

– Từ khái niệm về hợp đồng tại Điều 385 Bộ luật dân sự 2015, có thể hiểu hợp đồng nhượng quyền thương mại chính là sự thỏa thuận giữa  các thương nhân về các vấn đề liên quan đến mua bán, cung ứng dịch vụ đối với các đối tượng sẽ được nhượng quyền bao gồm cả việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt về quyền, nghĩa vụ của các bên.

– Trong trường hợp nếu được bên nhượng quyền đồng ý, bên nhận quyền có thể nhượng quyền lại cho một bên thứ 3 và thương nhân nhận lại quyền này cũng sẽ phải thực hiên các quyền và nghĩa vụ đối với thương nhân nhượng quyền giống như thương nhân đã nhận quyền. (Điều 290 Luật thương mại 2005).

– Trường hợp thương nhân Việt Nam muốn giao kết hợp đồng nhượng quyền với thương nhân từ nước ngoài vào Việt Nam cần xác định rõ thương nhân đó thực hiện việc đăng ký tại Bộ thương mại hay chưa nhằm đảm bảo căn cứ pháp lý cho việc nhượng quyền được thực hiện. Đối với những trường hợp khác như nhượng quyền ở trong nước hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài, pháp luật không yêu cầu phải đăng ký nhưng phải báo cáo với Sở Công Thương (Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP bổ sung Điều 17a Nghị định 35/2006/NĐ-CP)

– Khi thỏa thuận giao kết về hợp đồng nhượng quyền thương mại, các bên cần lưu ý các vấn đề sau đây:

+ Hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại cần phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác trong đó có nêu rõ các thỏa thuận liên quan đến nội dung nhượng quyền như đối tượng, giá cả, phí, phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên. Ngoài ra, cần thỏa thuận rõ ràng về thời hạn có hiệu lực của hợp đồng cũng như vấn đề gia hạn hay chấm dứt, giải quyết tranh chấp,.. đảm bảo có căn cứ để giải quyết nếu phát sinh tranh chấp.

+ Các bên có quyền tự thỏa thuận với nhau về ngôn ngữ, thời hạn của hợp đồng. Như vậy,  các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng theo thời hạn đã thỏa thuận, chỉ trừ các trường hợp sau:

  • Có chuyển giao quyền thương mại
  • Hợp đồng đơn phương chấm dứt do  vi phạm về nghĩa vụ, thương nhân nhận quyền vi phạm pháp luật có khả năng gây thiệt hại lớn về uy tín hoặc không còn đủ điều kiện để tiến hành công việc kinh doanh, bị giải thể, phá sản (Điều 16 Nghị định 35/2006/NĐ-CP)

Đọc thêm: Tư vấn hợp đồng nhượng quyền thương mại

Đọc thêm: Chủ sở hữu nhãn hiệu có chuyển nhượng nhãn hiệu được không?

Hy vọng rằng với bài viết của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc về Nhượng quyền thương mại và các vấn đề cần lưu ý đối với doanh nghiệp. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP .