Thành lập công ty bán lẻ tại Việt Nam

Giấy phép kinh doanh và Giấy phép lập cơ sở bán lẻ là những loại giấy phép mà doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bắt buộc phải có để có thể kinh doanh bán lẻ. Sau khi xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thành lập công ty, doanh nghiệp tiến hành xin 2 loại giấy phép trên theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Lập cơ sở bán lẻ thứ nhất theo quy định tại Phú Thọ

ban le

Có bắt buộc phải xin giấy phép kinh doanh không?

Căn cứ theo điểm c, Khoản 1, Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định:

“1. Giấy phép kinh doanh được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động sau:

c) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;”

Như vậy, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động phân phối bán lẻ hàng hóa cần phải xin giấy phép kinh doanh.

Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
  2. Bản giải trình;
  3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn;
  4. Bản sao các tài liệu sau:
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).

Thời hạn xử lý hồ sơ:

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ  quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra việc đáp ứng điều kiện tương ứng

Nếu chưa đủ điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Nếu đủ điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành.

  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành ra văn bản chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh; trường hợp từ chối, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp

ban le

Bán lẻ là gì?

Căn cứ theo Khoản 7, Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định:

“Bán lẻ là hoạt động bán hàng hoá cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng.”

Điều kiện để thành lập cơ sở bán lẻ thứ nhất:

  1. a) Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ;
  2. b) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên;
  3. c) Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.

Hồ sơ cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ của công ty có vốn đầu tư nước ngoài:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (theo mẫu);
  2. Bản giải trình;
  3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn .
  4. Bản sao các tài liệu sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).
  5. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có)
  6. Bản giải trình các tiêu trí ENT (đối với một số tiêu chí theo quy định) trong trường hợp phải thực hiện ENT.

ENT là cơ sở để các cơ quan quản lý kiểm tra, xem xét nhu cầu và khả năng của thị trường trong nước trước khi quyết định cấp phép hay không cho DN nước ngoài

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ

Hồ sơ được nộp đến Sở công thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính. Tùy theo trường hợp pháp luật quy định mà Sở công thương cấp giấy phép cho những hồ sơ sau khi đáp ứng đủ điều kiện hoặc sau khi lấy ý kiến của Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành.

Trình tự cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài:

ENT (kiểm tra nhu cầu kinh tế) được xem là một công cụ vô cùng hữu ích, là hàng rào kỹ thuật để hạn chế các đại gia bán lẻ nước ngoài nhằm hỗ trợ cho ngành bán lẻ trong nước vốn còn rất non trẻ

  • Trường hợp cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ và cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất không phải thực hiện thủ tục ENT:

Nhà đầu tư gửi hồ sơ đến Sở Công thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt cơ sở bán lẻ. Nếu hồ sơ đáp ứng điều kiện, Cơ quan Cấp phép gửi hồ sơ lấy ý kiến Bộ Công Thương và chỉ thực hiện việc cấp Giấy phép lập cơ sở bản lẻ cho nhà đầu tư sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương.

Số lượng hồ sơ: 02 bộ

Thời hạn xử lý hồ sơ:

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra việc đáp ứng điều kiện

Nếu chưa đủ điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Nếu đủ điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương.

  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương ra văn bản chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ; trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
  • Trường hợp cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thực nhất mà phải thực hiện ENT:
  • Trường hợp cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ và cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất phải thực hiện thủ tục ENT:

Khi nhận được hồ sơ đủ điều kiện, Cơ quan cấp phép đề xuất thành lập Hội đồng ENT. Sau khi có văn bản kết luận đề xuất cấp phép của Chủ tịch hội đồng ENT, Sở công thương có thẩm quyền gửi hồ sơ kèm theo văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương. Sở công thương thực hiện cấp Giấy phép cho nhà đầu tư sau khi nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương.

Tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 23 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế bao gồm những tiêu chí sau:

  1. a) Quy mô của khu vực thị trường địa lý chịu ảnh hưởng khi cơ sở bán lẻ hoạt động;
  2. b) Số lượng các cơ sở bán lẻ đang hoạt động trong khu vực thị trường địa lý;
  3. c) Tác động của cơ sở bán lẻ tới sự ổn định của thị trường và hoạt động kinh doanh của các cơ sở bán lẻ, chợ truyền thống trong khu vực thị trường địa lý;
  4. d) Ảnh hưởng của cơ sở bán lẻ tới mật độ giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy trong khu vực thị trường địa lý;

đ) Khả năng đóng góp của cơ sở bán lẻ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực thị trường địa lý, cụ thể:

– Tạo việc làm cho lao động trong nước;

– Đóng góp cho sự phát triển và hiện đại hóa ngành bán lẻ trong khu vực thị trường địa lý;

– Cải thiện môi trường và điều kiện sống của dân cư trong khu vực thị trường địa lý;

– Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?

  • Là Công ty chuyên về lĩnh vực dân sự, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư, Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.
  • Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.
  • Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.

Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý khách hàng về Thành lập công ty bán lẻ tại Việt Nam. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP

LNP LAW

‣ Address: No. 225A Nguyen Ngoc Vu, Trung Hoa, Cau Giay, Ha Noi.
‣ Email: lawyer@lnplegal.com
‣ Tel: 024 6329 2936
‣ Hotline: 0832929912
‣ Website: lnplegal.com – luatsutuvanluat.com
‣ Linkedin: linkedin.com/company/lnplegal
lawfirmvietnam.com – fdivietnam.net #foreigninvestors #vietnam