Thủ tục dán nhãn năng lượng, kiểm tra chất lượng hàng hoá nhóm 2

Dán nhãn năng lượng được áp dụng với phương tiện, thiết bị nhất định theo quy định pháp luật. Hàng hoá nhóm 2 là những sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn. Pháp luật có quy định cụ thể về việc nhập khẩu, lưu thông các loại hàng hoá này. Sản phẩm thuộc nhóm 2 phải thực hiện kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu.

>> Đọc thêm: Hướng dẫn áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hoá trong hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN

Thủ tục dán nhãn năng lượng

Nhãn năng lượng là gì?

Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả quy định nhãn năng lượng là nhãn cung cấp thông tin về loại năng lượng sử dụng, mức tiêu thụ năng lượng, hiệu xuất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng. Dán nhãn năng lượng là việc dán, gán, in, khắc nhãn năng lượng lên sản phẩm.  

Nghị định số 21/2011/NĐ-CP phân nhãn năng lượng thành hai loại:

– Nhãn so sánh là nhãn cung cấp thông tin về mức tiêu thụ, loại năng lượng sử dụng và hiệu suất giúp người tiêu dùng so sánh sản phẩm cùng loại trên thị trường để nhận biết phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.

– Nhãn xác nhận là nhãn chứng nhận phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao nhất so với phương tiện, thiết bị khác cùng loại.

dan nhan nang luong
                                     nhan nang luong la gi?

Hàng hoá phải dán nhãn năng lượng:

Việc dán nhãn năng lượng không bắt buộc đối với tất cả các thiết bị tiêu thụ năng lượng. Chỉ những hàng hoá đươc quy định trong Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg mới phải thực hiện việc dán nhãn năng lượng. Gồm các phương tiện thiết bị

– Nhóm thiết bị gia dụng: đèn huỳnh quang ống thẳng, điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt, V/v

– Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại: máy photo copy, màn hình máy tính, máy in, tủ giữ lạnh thương mại, máy tính xách tay

– Nhóm thiết bị công nghiệp: máy biến áp phân phối, động cơ điện

– Nhóm phương tiện giao thông vận tải: xe ôtô con loại 9 chỗ trở xuống, xe mô tô, xe gắn máy

Phương tiện, thiết bị không thuộc các trường hợp nêu trên được khuyến khích nếu tự nguyện dán nhãn năng lượng.  

Hồ sơ đăng ký dãn nhãn năng lượng:

Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng gồm các giầy tờ

– Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng (nêu rõ đăng ký nhãn so sánh hay nhãn xác nhận). Giấy được thực hiện theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 36/2016/TT-BCT;

– Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm;

– Trường hợp kết quả thủ nghiệm được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài. Hồ sơ phải có thêm tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đáp ứng đủ điều kiện;

– Mẫu nhãn năng lượng dự kiến đăng ký.

Hồ sơ nếu có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và có công chứng. Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu sản phẩm phải dán nhãn nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký dãn nhãn năng lượng cho Bộ Công thương. Hồ sơ có thể được nộp trực tuyến tại Trang thông tin điện tử hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại điểm tiếp nhận của Bộ Công thương.

dan nhan nang luong
                             ho so dang ky dan nhan nang luong

Thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hoá nhóm 2

Sản phẩm hàng hoá thuộc nhóm 2:

Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá đưa ra định nghĩa sau về hàng hoá nhóm 2

– Sản phẩm, hàng hoá trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường;

– Hàng hoá thuộc nhóm 2 phải được quản lý chất lượng theo cơ sở kỹ thuật tương ứng. Cơ sở này do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Tiêu chuẩn do người sản xuất tuyên bố áp dụng cho hàng hoá dựa trên các cơ sở kỹ thuật này;

– Hàng hoá nhập khẩu, hàng hoá sản xuất trong nước trước khi đưa vào lưu thông mà thuộc nhóm 2 thì phải thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật (ví dụ: hàng hoá nhập khẩu phải công bố họp quy, chứng nhận hơp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng).

Căn cứ vào khả năng gây mất an toàn như: bản chất hoá học, vật lý, sinh học; kết cấu, nguyên lý hoạt động; quá trình vận chuyển, bảo quản, lưu trữ. Hàng hoá nhóm 2 thuộc được phân thành phạm vi quản lý của từng bộ khác nhau. Các bộ có thẩm quyền quản lý như: Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ, V/v. Mỗi bộ sẽ có một văn bản ban hành danh mục hàng hoá nhóm 2 thuộc thẩm quyền quản lý của mình.

Thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu thuộc nhóm 2 trong phạm vi quản lý của Bộ Công thương:

Hàng hoá nhóm 2 nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng trước khi nhập khẩu theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 22/VBHN-BCT ban hành ngày 01 tháng 10 năm 2018.

Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng:

Người nhập khẩu hàng hoá nhóm 2 nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng gồm các giấy tờ sau

– Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo Mẫu 9 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 48/2011/TT-BCT;

– Bản photo copy các giấy tờ: hợp đồng nhập khẩu hàng hóa, danh mục hàng hóa kèm theo;

– Một hoặc các bản sao có chứng thực chứng chỉ chất lượng hàng hóa;

– Tài liệu kỹ thuật khác liên quan: bản sao vận đơn có xác nhận của người nhập khẩu; hóa đơn, tờ khai hàng hóa nhập khẩu; giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có); ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa nhập khẩu; mẫu nhãn hàng nhập khẩu đã được gắn dấu hợp quy và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định).

Thủ tục kiểm tra chất lượng:

Cơ quan kiểm tra tiếp nhận hồ sơ, cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu. Phiếu tiếp nhận được thực hiện theo Mẫu 10 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 48/2011/TT-BCT. Sau 03 ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan kiểm tra xem xét tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ.

Cơ quan kiểm tra ra thông báo hàng hóa đủ thủ tục quy định đối với hàng hóa nhập khẩu. Thông báo thực hiện theo Mẫu 11 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 48/2011/TT-BCT. Người nhập khẩu được làm thủ tục thông quan tạm thời nhưng không được phép đưa hàng hóa đó ra lưu thông trên thị trường.

Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu 6 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 48/2011/TT-BCT.

– Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu cơ quan kiểm tra cấp Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu theo Mẫu 12 Phụ lục V Thông tư số 48/2011/TT-BCT. Xác nhận lô hàng phù hợp quy định về nhập khẩu để người nhập khẩu để làm căn cứ hoàn tất thủ tục thông quan.

– Trường hợp kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu cơ quan kiểm tra cấp Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu. Ghi rõ lô hàng không phù hợp quy định về nhập khẩu. Thông báo gửi cho người nhập khẩu đồng thời báo cáo về Bộ Công Thương theo Mẫu 13 Phụ lục V Thông tư số 48/2011/TT-BCT.

Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?

Là Công ty chuyên về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư. Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.

Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.

Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.

Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý Khách về Thủ tục dán nhãn năng lượng, kiểm tra chất lượng hàng hoá nhóm 2. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.

________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp, Đầu tư:
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com