Thành lập tổ chức kinh tế tại Myanmar theo quy định pháp luật hiện nay

Lý do vì sao thành lập tổ chức kinh tế tại Myanmar lại được nhiều nhà đầu tư Việt Nam hiện nay lựa chọn?

Mối quan hệ thương thích giữa hai quốc gia Việt Nam – Myanmar:

  • Các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi khi xâm nhập vào thị trường Myanmar do hai nước có mối quan hệ chính trị tốt đẹp và Myanmar đang chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường, có chính sách khuyến khích khu vực tư nhân phát triển ngoại thương và hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
  • Dù thu nhập bình quân đầu người của người dân Myanmar không cao, nhưng với dân số gần 65 triệu dân, sản xuất trong nước còn hạn chế nên nhu tiêu dùng và sức mua rất lớn. Trong đó, có rất nhiều sản phẩm mà Myanmar có nhu cầu lớn và có thể đầu tư hiệu quả như khai thác khoáng sản, lâm sản, chế biến nông, lâm, thủy sản, chế biến thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, đóng tàu, viễn thông, du lịch, các nhà hàng phục vụ món ăn Việt Nam, thủy sản, nhiệt điện… Vì vậy, đây là cơ hội khả quan cho các nhà đầu tư.

Vấn đề thị thực, nhập cành và giao thương:

  • Bên cạnh đó, từ đầu tháng 5/2010, Myanmar là nước duy nhất cấp visa ngay tại cửa khẩu cho công dân từ các nước đến Myanmar. Cụ thể, khách du lịch được cấp phép lưu trú 28 ngày, (không gia hạn), doanh nghiệp được lưu trú 70 ngày (được gia hạn thêm), công vụ 28 ngày (được gia hạn).
  • Đặc biệt, ngoài 4 sân bay nội địa, 2 đường bay quốc tế từ Việt Nam, BangKok, tháng 8 này Myanmar sẽ có thêm đường bay trực tiếp từ Malaysia đến Yangon. 98% người dân theo đạo Phật nên con người ở đây thật thà hiền lành và rất thân thiện, thị trường mới mẻ, yếu tố cạnh tranh không nhiều, tiềm năng kinh tế lớn, tài nguyên thiên nhiêu nhiều nhưng chưa khai thác rộng rãi, mức sống của người dân thấp, người dân hiền hòa…
  • Thêm vào đó, dân số gần 60 triệu người, hầu hết các mặt hàng công nghiệp và tiêu dùng phải nhập khẩu, nhiều lĩnh vực công nghiệp, sản xuất, dịch vụ, y tế… còn bỏ ngỏ là những thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Quy trình thực hiện Thành lập tổ chức kinh tế tại Myanmar được thực hiện như sau:

Cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài (Myanmar) để thành lập tổ chức 

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài bao gồm:

  • Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Đề xuất dự án đầu tư;
  • Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư
  • Văn bản Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;
  • Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư đối với các dự án: Dự án năng lượng; Dự án nuôi, trồng, đánh bắt, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy hải sản; Dự án đầu tư trong lĩnh vực khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến, chế tạo; Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản, cơ sở hạ tầng. Các văn bản tài liệu có thể là: Giấy phép đầu tư hoặc văn bản có giá trị tương đương của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư, trong đó có nội dung xác định địa điểm và quy mô sử dụng đất Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; Hợp đồng trúng thầu, thầu khoán hoặc hợp đồng giao đất, cho thuê đất; hợp đồng hợp tác đầu tư, kinh doanh, trong đó xác định rõ địa điểm, quy mô sử dụng đất; Thỏa thuận nguyên tắc về việc giao đất, cho thuê đất, thuê địa điểm kinh doanh, thỏa thuận hợp tác đầu tư, kinh doanh của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tại quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư.
  • Quyết định đầu tư ra nước ngoài
  • Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.
  • Văn bản ủy quyền.

Xem thêm: Đầu tư ra nước ngoài theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật hiện nay

Xem thêm: Xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài có khó không?

Xử lý hồ sơ cấp GCN đầu tư như sau:

  • Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.
  • Đối với dự án cần Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ.
  • Đối với dự án cần Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước (trong 05 ngày). Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định (trong vòng 90 ngày) và Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội (trước khai mạc kỳ họp Quốc hội 60 ngày).

thanh lap to chuc kinh te tai Myanmar

Cấp giấy phép đầu tư tại Myanmar

Sau khi có GCN đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư tiến hành đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại nước tiếp nhận đầu tư.

Khi thực hiện thành lập tại nước ngoài, nhà đầu tư cần quan tâm đến những địa bàn, lĩnh vực đầu tư được nước tiếp nhận đầu tư ban hành chính sách ưu đãi và thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định pháp luật liên quan.

Theo quy định về đầu tư của Myanmar thì NĐT nước ngoài có thể đầu tư 100% vốn nước ngoài tại Myanmar. Về giấy phép đầu tư tại Myanmar sẽ do Ủy ban Đầu tư Myanmar cấp phép.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thành lập tổ chức kinh tế tại Myanmar. Nếu có mong muốn sử dụng dịch vụ của LNP Law vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây.

Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ lĩnh vực doanh nghiệp, đầu tư, sở hữu trí tuê, lao động.

Dịch vụ đầu tư ra nước ngoài của LNP LAW chúng tôi bao gồm:

  • Tư vấn tới khách hàng những vấn đề pháp lý liên quan
  • Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ, tài liệu thực hiện thủ tục liên quan
  • Theo dõi, sửa đổi hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền
  • Trả kết quả cho khách hàng

Dịch vụ Thành lập tổ chức kinh tế tại Myanmar của LNP LAW chúng tôi bao gồm:

  • Tư vấn tới khách hàng những vấn đề pháp lý liên quan trước và sau khi tiến hành công việc;
  • Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ, tài liệu thực hiện thủ tục;
  • Theo dõi, sửa đổi hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
  • Trả kết quả cho khách hàng và tư vấn hỗ trợ các vấn đề pháp lý sau thành lập;
  • Tư vấn pháp lý thường xuyên…

Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ Thành lập tổ chức kinh tế tại Myanmar của LNP LAW?

  • Là Công ty chuyên về lĩnh vực dân sự, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư, Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.
  • Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.
  • Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.
  • Chúng tôi hỗ trợ Quý khách hàng Thủ tục tại Việt Nam và tại Singapore trọn gói;
  • LNP LAW hỗ trợ khách hàng mở chi nhánh/Công ty tại nước ngoài các vấn đề pháp lý khác liên quan như: người đại diện theo pháp luật; Thuế và Kế toán; Địa điểm trụ sở chính và địa điểm văn phòng làm việc… (trong trường hợp khách hàng chưa có những vấn đề này đủ điều kiện)
  • Hỗ trợ khách hàng sau thành lập với các thủ tục kế toán – thuế;
  • Ưu đãi phí dịch vụ đối với khách hàng thành lập tổ chức kinh tế tại nước ngoài đối với các Dịch vụ: Đăng ký nhãn hiệu Quốc tế; Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu; Soạn thảo/Tư vấn các loại Hợp đồng Thương mại và các Dịch vụ pháp lý khác có liên quan đến Kinh doanh thương mại.

Trường hợp Quý Nhà đầu tư, Quý Doanh nghiệp mong muốn sử dụng dịch vụ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý của LNP Law vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây.

LNP LAW

‣ Address: No. 225A Nguyen Ngoc Vu, Trung Hoa, Cau Giay, Ha Noi.
‣ Email: lawyer@lnplegal.com
‣ Tel: 024 6329 2936
‣ Hotline: 0832929912
‣ Website: lnplegal.com – luatsutuvanluat.com
‣ Linkedin: linkedin.com/company/lnplegal
investlaw.asia – fdivietnam.net