Một đặc điểm tất yếu của nền kinh tế thị trường là luôn tồn tại sự cạnh tranh. Đây là hoạt động của các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường nhằm thu hút, lôi kéo được người tiêu dùng sử dụng dịch vụ, sản phẩm của mình. Dù có nhiều điểm tích cực nhưng cạnh tranh cũng có thể biến tướng và gây thiệt hại khi xuất hiện hành vi cạnh tranh khong lành mạnh. Đặc biệt là cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu.
>> Đọc thêm: Hướng dẫn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ theo quy định mới nhất năm 2020
Mục lục
Cạnh tranh không lành mạnh là gì?
Luật Cạnh tranh 2018 định nghĩa cạnh tranh không lành mạnh dưới dạng hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán trong thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh. Từ đó gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp khác.
Lưu ý Luật Cạnh tranh 2018 xem xét doanh nghiệp dưới góc độ tổ chức, cá nhân kinh doanh (Điều 2). Vì vậy cần tránh nhẫm lẫn phạm vi doanh nghiệp trong Luật Cạnh tranh 2018 so với doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp 2014.
Điều 8 Luật Cạnh tranh 2018 quy định hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh là hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến cạnh tranh. Tổ chức, cá nhân thực hiện các hành vi này khi bị phát hiện sẽ xử lý theo quy định của pháp luật. Ngoài Luật Cạnh tranh 2018 thì các văn bản pháp luật khác như Luật Sở hữu trí tuệ cũng được sử dụng khi xem xét hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Nhãn hiệu là gì?
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định nhãn hiệu là đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp bên cạnh sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó nhằm phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu gồm: nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu nổi tiếng.
Trong nền kinh tế thị trường thì việc tạo lập và phát triển được nhãn hiệu sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho chủ sở hữu. Hàng hoá, dịch nào có nhãn hiệu được người tiêu dùng nhớ đến sẽ có khả năng cạnh tranh vô cùng lớn so với các hàng hoá, dịch vụ cùng loại khác. Vì vậy hoạt động đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu ngày càng được các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu
Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí tuệ:
– Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ;
– Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác và điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ;
– Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế mà Việt Nam cũng là thành viên. Pháp luật nước thành viên có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đó sử dụng nhãn hiệu mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu hoặc không có lý do chính đáng;
– Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc tên miền trùng, tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ của người khác nhằm mục đích chiếm giữ, lợi dụng hoặc gây thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu.
Làm gì khi phát hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu?
Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Khi phát hiện tổ chức, cá nhân khác xâm phạm nhãn hiệu do mình sở hữu. Tổ chức, cá nhân có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
– Biện pháp dân sự: yêu cầu chấm dứt hành vi, xin lỗi cải chính công khai, bồi thường thiệt hại, V/v. Những biện pháp không có tính bắt buộc mà phụ thuộc vào ý chí của bên có hành vi xâm phạm vì vậy thường không hiệu quả trên thực tế;
– Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh tranh và các luật khác có liên quan. Các cơ quan có thẩm quyền gồm: Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an và các cơ quan khác có thẩm quyền liên quan;
– Khởi kiện ra Toà án hoặc trọng tài. Trong đó khởi kiện ra Toà án thường được áp dụng nhiều nhất do bản án, quyết định của Toà án được đảm bảo thực hiện bởi quyền lực Nhà nước. Vì vậy đây là biện pháp bảo vệ tối đa quyền lợi của chủ sở hữu nhãn hiệu.
Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?
Là Công ty chuyên về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư. Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.
Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.
Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.
Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý Khách về Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.
________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp, Đầu tư:
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com