Chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định năm 2020

Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài chỉ có thời hạn trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu doanh nghiệp không tiến hành gia hạn hoặc bị cơ quan nhà nước từ chối gia hạn sẽ phải tiến hành thủ tục chấm dứt hoạt động. Nếu không tiến hành thủ tục chấm dứt, thương nhân có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Đọc thêm: Điều chỉnh Giấy phép thành lập văn phòng đại diện mới nhất năm 2020

Đọc thêm: Các vấn đề pháp lý trước khi thành lập doanh nghiệp

Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

Luật Thương mại 2005 định nghĩa văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.

Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài còn được quy định trong Nghị định số 07/2016/NĐ-CP; Thông tư số 11/2016/TT-BCT và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Pháp luật đưa ra các quy định sau về văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Phạm vi hoạt động của văn phòng đại diện

Luật Thương mại 2005 quy định văn phòng đại diện của thương nhân không được thực hiện các hoạt động sau:

  1. Giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài;
  2. Khuyến mại hoặc thuê thương nhân khác thực hiện khuyến mại tại Việt Nam cho thương nhân mà văn phòng đại diện;
  3. Trực tiếp thực hiện hoạt động quảng cáo thương mại;
  4. Trực tiếp trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ của thương nhân mà văn phòng đại diện. Trừ việc trung bày, giới thiệu hàng hoá tại trụ sở của văn phòng.;
  5. Trực tiếp tổ chức, tham gia hội trợ, triển lãm thương mại;

Các trường hợp 1, 3, 4 và 5 nếu văn phòng đại diện được thương nhân uỷ quyền thì có thể ký kết hợp đồng với thương nhân khác cung cấp dịch vụ tương ứng để tiến hành công việc. Riêng đối với trường hợp 1 thì người được uỷ quyền phải là Trưởng văn phòng đại diện.

Lưu ý các quy định trên áp dụng với văn phòng đại diện của thương nhân Việt Nam lẫn thương nhân nước ngoài.

 Các trường hợp chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện sẽ bị  chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:

– Theo đề nghị của thương nhân nước ngoài

– Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh.

– Hết thời hạn hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện nhánh mà thương nhân nước ngoài không đề nghị gia hạn.

– Hết thời gian hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện mà không được Cơ quan cấp Giấy phép đồng ý gia hạn.

–  Bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

–  Thương nhân nước ngoài, Văn phòng đại diện không còn đáp ứng một trong những điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện

Thương nhân chuẩn bị các hồ sơ gồm:

– Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện

– Bản sao văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép không gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện hoặc bản sao Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;

– Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;

– Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;

–  Bản chính Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

Lưu ý:

  • Đối với trường hợp Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động tại một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý để chuyển địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện đến một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý khác, hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện chỉ bao gồm các tài liệu quy

Trình tự, thủ tục giải quyết việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện

Bước 1: Làm thủ tục chấm dứt hoạt động mã số thuế theo quy định tại thông tư 95/2016/NĐ-CP

Theo đó, trước khi thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải làm thủ tục chốt thuế với cơ quan thuế quản lý và chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế

– Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này;
– Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế (bản gốc); hoặc công văn giải trình mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế;
– Bản sao không yêu cầu chứng thực Quyết định chấm dứt hoạt động đơn vị trực thuộc, hoặc Thông báo chấm dứt hoạt động của đơn vị chủ quản, hoặc Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với đơn vị trực thuộc của cơ quan có thẩm quyền;
– Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu.

Bước 2: Thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động tại Cơ quan quản lý kinh doanh

– Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Chi nhánh trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp giấy phép.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện

Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của LNP

  • Là Công ty chuyên về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư, Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.
  • Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.
  • Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.

Hy vọng rằng với bài viết của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc về Chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định năm 2020. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP .