Kịch bản nào cho nền kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2020

Trước ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID 19 đến nền kinh tế toàn cầu. Nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam được dự báo có mức tăng trưởng trong năm 2020 chỉ đạt từ 2% đến 3%. Tuy nhiên tình hình dịch bệnh COVID 19 được kiểm soát tốt cùng những dấu hiệu tích cực khiến nền kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2020 được dự báo không ảm đạm như nhiều nhận định của các chuyên gia nước ngoài.

>> Đọc thêm: Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 4 tháng đầu năm 2020

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong nền kinh tế Việt Nam

Theo số liệu do Tổng Cục thống kê công bố, sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tính đến tháng 4 gặp khó khăn do hạn hán, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng và sản xuất của nông dân. Dịch tả lợn châu Phi đã được kiểm soát nhưng tốc độ tái đàn chậm, giá thịt lợn trên thị trường tăng cao ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của người dân. COVID 19 khiến hoạt động xuất khẩu nông sản bị ảnh hưởng mạnh.

Tính đến giữa tháng tư, các địa phương trên cả nước đã gieo trồng được 387,7 ngìn ha ngô, bằng 97% so với cùng kỳ năm 2019; 62,3 nghìn ha khoai lang bằng 92,3%; 586 nghìn ha rau, đậu bằng 100,7%. Nhìn chung các giống cây trồng được gieo trồng đúng thời vụ, sinh trưởng và phát triển tốt.

Dự báo đến cuối năm 2020 tổng số heo trong đàn gia súc, gia cầm trên cả nước sẽ được phục hồi về trước dịch tả lợn Châu Phi. Giá thịt heo trên thị trường sẽ có xu hướng giảm dần do cán cân cung cầu dần được cân bằng. Hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản sẽ tăng lên do nhu cầu tiêu thụ của nhiều quốc gia vẫn rất lớn. Tuy nhiên khả năng nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam đạt được hoặc vượt qua số liệu năm 2019 là rất khó do dịch COVID 19 vẫn ảnh hưởng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

nen kinh te Viet Nam
nong, lam, ngu nghiep trong nen kinh te Viet Nam

Sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam

Sản xuất công nghiệp là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID 19 bên cạnh ngành du lịch. Ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp giảm mạnh 10,5% so với cùng kỳ năm 2019 và chỉ tăng 1,8%. Mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua. Nguyên nhân dẫn đến sụt giảm sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam được chỉ ra như sau:

– Nguồn nguyên liệu của nước ta chủ yếu đến từ nhập khẩu. Do nguồn cung phụ thuộc vào nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc đã khiến hoạt động sản xuất chịu ảnh hưởng lớn khi thiếu nguồn nguyên liệu thô. Tình hình thiếu hụt nguyên liệu sản xuất có thể tiếp tục đến các tháng cuối năm hoặc dần được khắc phục nếu các doanh nghiệp tìm được nguồn cung thay thế;

– Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn khó khăn. Nhiều doanh nghiệp phải tiến hành cắt giảm số lao động. Lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp tính đến 1 tháng 4 giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2019;

– Yêu cầu cách ly toàn xã hội khiến hoạt động vui chơi, giải trí trong xã hội bị ngưng trệ hoàn toàn, điều này phần nào ảnh hưởng đến sức tiêu thụ hàng hoá trên thị trường và ảnh hưởng đến doanh số của các doanh nghiệp trong mùa dịch.

Nhiều doanh nghiệp đã có sự thích ứng nhanh đối với các biến động của thị trường. Điển hình là các doanh nghiệp may mặc đã nhanh chóng chuyển đổi sang sản xuất khẩu trang, trang thiết bị phòng hộ y tế để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Các doanh nghiệp cũng đang tích cực tìm nguồn cung nguyên liệu mới thay cho nguồn cung từ Trung Quốc. Hoạt động sản xuất dần được phục hồi do các biện pháp cách ly xã hội được nới lỏng. Dự báo 6 tháng cuối năm 2020, số liệu sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi thậm chí có thể vượt số liệu của năm 2019 bởi các nguyên nhân sau:

– Hậu COVID 19 là thời điểm vàng đề các doanh nghiệp tái cấu trúc, loại bỏ các khâu không cần thiết nhằm tiến hành sản xuất hiệu quả hơn. Đây cũng là giai đoạn sản xuất nhằm giành lại thị phần quyết liệt hơn bao giờ hết;

– Dịch COVID 19 cơ bản đã được khống chế tại Việt Nam, không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng. Nhu cầu tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm vì thế cũng tăng cao do hoạt động sinh hoạt của người dân trở lại bình thường;

– Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài tìm cách di chuyển nhà máy, dây chuyển sản xuất của mình từ Trung Quốc sang các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Nhìn chung công nghiệp được coi là ngành có triển vọng phát triển cao sau dịch bệnh COVID 19. Đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp khôi phục sản xuất thậm chí là mở rộng dây chuyền sản xuất.

nen kinh te Viet Nam
san xuat cong nghiep trong nen kinh te Viet Nam

Đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam

Tổng vốn đầu tư nước ngoài nền kinh tế Việt Nam tính đến ngày 20/04/2020 đạt 12,3 tỷ USD. Gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài. So với 4 tháng đầu năm 2019, vốn đầu tư nước ngoài giảm 15,5%. Có 984 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký là 6,8 tỷ USD, giảm 9,1% số dự án và tăng 26,9% về vốn so với cùng kỳ 2019. Lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 3210 lượt với giá trị vốn góp đạt gần 2,5 tỷ USD.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu nhắm vào nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 74%); tiếp theo đó là kinh doanh bất động sản (chiếm 10,6%); nhóm còn lại 8,8% gồm sản xuất phân phối điện, khí đốt. Trong 57 quốc gia và vùng lãnh thổ được cấp phép đầu tư mới tại Việt Nam. Singapore là nhà đầu tư lớn nhất chiếm đến 62,9% vốn đăng ký cấp mới. Đứng thứ hai là Đài Loan với 9,5%. Trung Quốc đứng thứ ba với 7,5%. Nhóm còn lại gồm Hongkong, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Trong 06 tháng cuối năm 2020, Việt Nam có thể đón nhận một làn sóng đầu tư nước ngoài lớn. Làn sóng này xuất phát từ xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, khả năng kiểm soát tốt dịch bệnh của Chính phú Việt Nam, sự phục hồi của nền kinh tế hậu COVID 19. Tất cả các yêu tố nêu trên khiến Việt Nam trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

nen kinh te Viet Nam
dau tu nuoc ngoai vao nen kinh te Viet Nam

Du lịch

Đây là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong nền kinh tế Việt Nam. Các biện pháp mạnh tay của Chính phủ như tạm ngừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam đã khiến lượng khách quốc tế giảm mạnh. Cụ thể khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4/2020 đạt 26,2 nghìn lượt người, giảm 98,2% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó khách đến bằng đường hàng không giảm 99,4%; đường bộ giảm 92,6%; đường biển giảm 99,9%. 4 tháng đầu năm 2020 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước tính đạt 3713 lượt người, giảm 37,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Sự sụt giảm trầm trọng khách du lịch quốc tế do COVID 19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch Việt Nam. Trong đó nhà hàng, khách sạn, khu du lịch là những nơi chịu ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất. Mặc dù sụt giảm nhưng du lịch Việt Nam hậu COVID 19 đang có những tìn hiệu phục hồi tích cực:

– Các yêu cầu cách ly toàn xã hội được dãn cách. Khách du lịch nội địa được coi là nhóm khách đầu tiên phục hồi trở lại sau đại dịch. Đây được coi là cứu cánh của ngành di lịch trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Nhất là khi mùa hè, mùa hot của ngành du lịch đang đến gần;

– Đây là thời điểm thích hợp đề cơ cấu lại thị trường khách quốc tế của du lịch Việt Nam. Trong đó nên tập trung quảng bá đến các quốc gia đã kiểm soát được dịch bệnh, đẩy mạnh phân khúc khách du lịch kết hợp kinh doanh, giải quyết công việc;

– Sự phối hợp của các Bộ, Ngành nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành du lịch. Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch xác định, khi Việt Nam công bố hết dịch, Bộ sẽ đề xuất tập trung kích cầu thị trường nội địa kết hợp quảng bá “Việt Nam an toàn và hấp dẫn” nhằm khẳng định Việt Nam là điểm đến an toàn, chào đón khách du lịch trở lại.

Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?

Là Công ty chuyên về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư. Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.

Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.

Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.

Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý Khách về Kịch bản nào cho nền kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2020. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.

________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp, Đầu tư:
LNP LAW
Địa chỉ: Tầng 4, Số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 024-63-2929-36
HOTLINE: 0968896603
Email: lawyer@lnplegal.com