Thông báo tập trung kinh tế áp dụng với những thương vụ M&A nào

Với một loạt các thương vụ M&A trong năm 2019, hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp tại Việt Nam đang diễn ra hết sức sôi động. M&A giúp các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận thị trường, mở rộng kênh phân phối và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp cần lưu ý các quy định của pháp luật về cạnh tranh để tiến hành thông báo tập trung kinh tế khi thực hiện M&A.

>> Đọc thêm: Thương vụ M&A năm 2019 giữa Masan và VinGroup

M&A và các thương vụ M&A gần đây tại Việt Nam

M&A là viết tắt của cụm từ Mergers (sáp nhập) và Acquisitions (mua lại). Hiểu một cách đơn giản thì M&A là hoạt động mua bán và sáp nhập giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Các thương vụ M&A hướng đến tham gia quản trị, điều hành các doanh nghiệp thông qua việc sở hữu cổ phần, mua lại phần vốn góp của các doanh nghiệp đó. Được sử dụng để mở rộng thị trường, tiếp cận công nghệ chuyển giao, tham gia chuỗi quản lý của các doanh nghiệp lớn hơn, V/v.

M&A là thuật ngữ phổ biến giữa các chuyên gia phân tích, nhà đầu tư, doanh nghiệp trên thị trường. Pháp luật Việt Nam không coi M&A là một thuật ngữ pháp lý nên không sử dụng nó trong các quy định pháp luật. Tuy nhiên M&A được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam dưới dạng sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp.

Năm 2019 được đánh giá là một năm sôi động với nhiều thương vụ M&A tỷ đô được tiến hành. Có thể kể đến một số thương vụ nổi bật như:

– Tập đoàn SK (Hàn Quốc) mua 250 triệu cổ phiếu của Tập đoàn VinGroup. Tổng mức giao dịch của thương vụ M&A này vào khoảng 23.000 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD). SK chính thức trở thành cổ đông nước ngoài sở hữu 6.15% vốn điều lệ của Tập đoàn Vingroup;

– Công ty Cổ phần Chế tạo thuốc Taisho (Nhật Bản) mua tổng cộng 20,6 triệu cổ phiếu trong tổng số 28,3 triệu cổ phiếu chào mua công khai của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang. Qua đó giúp Taisho nắm giữ 66,4 triệu cổ phiều tương đương 50,78% cổ phần của Dược Hậu Giang và trở thành cổ đông lớn nhất của công ty này;

– Ngân hàng BIDV công bố bán hơn 603 triệu cổ phiếu cho đối tác Hàn Quốc là KEB Hana Bank với giá 33.640 đồng/cổ phiếu. Tổng giá trị thương vụ đạt 20.208 tỷ đồng tương đương 882 triệu USD. KEB chính thức trở thành ổ đông lớn thứ hai tại BIDV.

tap trung kinh te
thuong vu M&A tai Viet Nam

Những thương vụ M&A nào cần thực hiện thông báo tập trung kinh tế

Luật Cạnh tranh 2018 quy định hoạt động tập trung kinh tế gồm: sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh giữa các doanh nghiệp. Như vậy pháp luật cạnh tranh coi M&A là hoạt động tập trung kinh tế và có thể bị cấm nếu gây tác động hoặc có khả năng hạn chế cạnh tranh một cách đáng kế trên thị trường Việt Nam. Điều này là dễ hiểu khi các thương vụ M&A luôn tạo ra các doanh nghiệp có quy mô lớn, có khả năng chiếm lĩnh thị trường vì vậy cũng có thể tạo ra nguy cơ mất cân bằng cạnh tranh.

Quy định trên không có nghĩa mọi thương vụ M&A tại Việt Nam đều phải tiến hành thông báo tập trung kinh tế với Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia. Doanh nghiệp tham gia mua bán, sáp nhập, hợp nhất nếu vượt ngưỡng thông báo tập trung kinh tế mới cần thực hiện thủ tục này. Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được quy định trong Điều 13 Nghị định số 35/2020/NĐ-CP gồm:

– Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của các doanh nghiệp tham gia đạt 3000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến tập trung kinh tế;

– Tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của các doanh nghiệp tham gia đạt 3000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;

– Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế từ 1000 tỷ đồng trở lên;

– Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia từ 20% trở lên trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế.

Lưu ý các ngưỡng thông báo nêu trên không áp dụng với doanh nghiệp là tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán. Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế đối với các doanh nghiệp này được thực hiện theo khoản 2 Điều 13 Nghị định số 35/2020/NĐ-CP.

tap trung kinh te
thuong vu M&A can thuc hien thong bao tap trung kinh te

Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?

Là Công ty chuyên về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư. Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.

Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.

Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.

Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý Khách về Thông báo tập trung kinh tế áp dụng với những thương vụ M&A nào. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.

________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp, Đầu tư:
LNP LAW
Địa chỉ: Tầng 4, Số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 024-63-2929-36
HOTLINE: 0968896603
Email: lawyer@lnplegal.com