Một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm sự ổn định của hoạt động kinh doanh, quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp hiện nay là tính hợp pháp, chặt chẽ của Hợp đồng giữa doanh nghiệp với các đối tác, bạn hàng, nhà cung cấp. Trước khi giao kết hợp đồng, một bên thường đưa ra bản thảo hợp đồng do mình tự soạn để bên còn lại xem xét. Thông thường hợp đồng này chứa đựng những điều khoản có lợi cho bên soạn thảo. Nếu không có kiến thức pháp luật chuyên ngành, không tìm hiểu kỹ những quy định pháp luật liên quan thì những điều khoản có lợi được bên soạn thảo cài cắm trong hợp đồng không dễ để bên còn lại phát hiện ra.
Mục lục
Rà soát hợp đồng là gì?
- Rà soát hợp đồng chính là việc xem xét, đánh giá từng điều khoản của hợp đồng, tìm ra những rủi ro, hoặc đưa ra các giải pháp phù hợp cho những vấn đề mà khách hàng quan tâm.
- Thông qua hoạt động rà soát hợp đồng, không chỉ đơn thuần dừng lại ở những vấn đề pháp lý của hợp đồng mà còn đảm bảo hài hòa các lợi ích và các nhu cầu về thương mại của các bên từ đó giúp cho việc thực hiện hợp đồng được thuận lợi và dễ dàng hơn, cũng như duy trì được quan hệ làm ăn một cách lâu dài.
Tại sao phải rà soát hợp đồng trước khi ký kết
Rà soát hợp đồng sẽ đảm bảo nội dung hợp đồng chính xác và bảo vệ tối đa quyền lợi của các bên
Là một giao dịch dân sự, để có hiệu lực thi hành, hợp đồng cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Tuy nhiên thực tế không phải hợp đồng nào cũng đáp ứng điều đó. Đơn cứ như hiện nay khi doanh nghiệp có thể có nhiều hơn 01 người đại diện theo pháp luật. Do đó khi ký kết, có thể người ký kết hợp đồng phía đối tác của bạn không phải là người có thẩm quyền, vì thế bạn cần kiểm tra tính hợp pháp của chủ thể ký kết nhằm tránh trường hợp người ký kết không có thẩm quyền dẫn tới vô hiệu.
Bên cạnh đó, trong hợp đồng, các nội dung như thời hạn chấm dứt Hợp đồng, các trường hợp một bên được đơn phương chấm dứt Hợp đồng, hậu quả pháp lý của việc chấm dứt Hợp đồng trái pháp luật, mức phạt Hợp đồng, cơ quan giải quyết tranh chấp, điều khoản bảo mật.. là những nội dung thường phát sinh tranh chấp.
Rà soát sẽ đảm bảo hợp đồng sẽ logic, hài hòa và phù hợp
Hợp đồng cần được quy định rõ ràng, và quan trọng là không mâu thuẫn giữa các nội dung của các điều khoản. Bởi khi quy định những điều khoản trái ngược sẽ dẫn đến việc các bên có thể thực hiện hành vi gây thiệt hại đến bên kia mà không chịu chế tài điều chỉnh hoặc các bên thực hiện công việc trái ngược nhau.
Ngoài ra, đối với những điều khoản phạt, điều khoản bồi thường thiệt hại hay điều khoản giải quyết tranh chấp… khi quy định cần phải có tính thực thi cao cũng đồng thời tránh việc một bên quy định những điều khoản bất lợi quá lớn cho bên còn lại.
Rà soát hợp đồng sẽ đảm bảo nội dung hợp đồng chính xác.
+ Những căn cứ trong hợp đồng, những điều khoản về thông tin người ký kết đã chính xác, hợp pháp chưa? Theo quy định pháp luật, doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức khác có quyền tham gia ký kết hợp đồng thương mại, nhưng để xác định được quyền hợp pháp đó và tư cách chủ thể của các bên thì cần phải có tối thiểu các thông tin sau:
Đối với tổ chức, doanh nghiệp: Tên, Trụ sở, Giấy phép thành lập và người đại diện. Các nội dung trên phải ghi chính xác theo Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp. Các bên nên xuất trình, kiểm tra các văn bản, thông tin này trước khi đàm phán, ký kết để đảm bảo hợp đồng ký kết đúng thẩm quyền. Đối với cá nhân: Tên, số chứng minh thư và địa chỉ thường trú. Nội dung này ghi chính xác theo chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc hộ khẩu và cũng nên kiểm tra trước khi ký kết.
+ Thông tin của các bên là điều khoản quan trọng nhằm xác định chủ thể giao kết là ai, quyền và nghĩa vụ như thế nào. Hơn thế nữa, đây cũng là căn cứ xác minh đối tượng tranh chấp trong hợp đồng nếu có sự tranh chấp xảy ra. Thông tin chủ thể sai sẽ dẫn đến việc người ký kết không có thẩm quyền ký, không có bên nào chịu trách nhiệm khi có tranh chấp xảy ra…
+ Căn cứ pháp lý là phần các bên thường đưa ra các căn cứ làm cơ sở cho việc thương lượng, ký kết và thực hiện hợp đồng; có thể là văn bản pháp luật điều chỉnh, văn bản uỷ quyền, nhu cầu và khả năng của các bên. Trong một số trường hợp, khi các bên lựa chọn một văn bản pháp luật cụ thể để làm căn cứ ký kết hợp đồng thì được xem như đó là sự lựa chọn luật điều chỉnh. Do đó cũng phải hết sức lưu ý khi đưa các văn bản pháp luật vào phần căn cứ của hợp đồng, chỉ sử dụng khi biết văn bản đó có điều chỉnh quan hệ trong hợp đồng và còn hiệu lực.
Rà soát sẽ đảm bảo tính logic của hợp đồng.
Những điều khoản trong hợp đồng cần được quy định rõ ràng, không trái ngược nhau. Đối với những điều khoản trái ngược sẽ dẫn đến việc các bên có thể thực hiện hành vi gây thiệt hại đến bên kia mà không chịu chế tài điều chỉnh hoặc các bên thực hiện công việc trái ngược nhau. Do vậy, cần hạn chế tối đa những lỗ hổng trong hợp đồng, tránh thiệt hại phát sinh.
Những điều khoản phạt, điều khoản bồi thường thiệt hại hay điều khoản giải quyết tranh chấp… phải có tính thực thi cao. Nghĩa là chúng ta phải chắc chắn khi có hành vi vi phạm hợp đồng thì những điều khoản trên sẽ được áp dụng.
Phạm vi rà soát hợp đồng tại LNP
Là một công ty luật với nhiều năm kinh nghiệm, LNP Law hiện nay là đơn vị tư vấn trọn gói, từ khi bắt đầu rà soát các điều kiện của hợp đồng đến khi thương thảo, và hoàn thiện, ký kết các hợp đồng. Chúng tôi bao gồm những luật sư, những chuyên gia hợp đồng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực rà soát hợp đồng vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm về sự am tường, và sự hiểu biết sâu sắc của chúng tôi về từng vấn đề của hợp đồng trong từng lĩnh vực.