Sáng chế là đối tượng được bảo hộ trong quyền sở hữu công nghiệp. Tác giả, chủ sở sáng chế cần thực hiện nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ. Để đơn có thể được tiếp nhận và thẩm định hình thức thì trước tiên phải đáp ứng các điều kiện cơ bản. Vậy các điều kiện cơ bản đó là gì?
Đọc thêm: Duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích
Đọc thêm: Bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Mục lục
Sáng chế là gì?
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 định nghĩa sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế chỉ được xác lập khi có văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc công nhận đăng ký quốc tế.
Tác giả, chủ sở hữu sáng chế cần thực hiện đăng ký bảo hộ sáng chế để được cấp văn bằng bảo hộ. Đây là biện pháp cần thiết để xác lập, bảo vệ các quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế.
Đơn đăng ký sáng chế cần có những gì?
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định đơn đăng ký sáng chế gồm các giấy tờ sau:
– 02 tờ khai đăng ký sáng chế;
– 02 bản mô tả sáng chế gồm có Phần mô tả, Yêu cầu bảo hộ và Hình vẽ (nếu có). Bản mô tả phải đáp ứng quy định tại điểm 23.6 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
– 02 bản tóm tắt sáng chế. Tóm tắt không vượt quá 150 từ và được tách thành trang riêng. Bản tóm tắt sáng chế nếu không nộp tại thời điểm nộp đơn thì có thể bổ sung sau;
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Ngoài các giấy tờ nêu trên đơn đăng ký bảo hộ sáng chế cần thêm giấy tờ tương ứng với từng trường hợp
– Trường hợp hồ sơ đăng ký được nộp qua đại diện thì cần có giấy uỷ quyền;
– Trường hợp chủ sở hữu thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác (thừa kế, tặng cho, V/v) thì cần thêm tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
– Trường hợp chủ sở hữu nhận chuyển nhượng sáng chế thì cần thêm giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn;
– Trường hợp sáng chế có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên thì hồ sơ cần thêm tài liệu chứng minh quyền ưu tiên.
Yêu cầu đối với đơn đăng ký sáng chế
Được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009; Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN; Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN và các văn bản pháp luật liên quan. Gồm các điều kiện:
Biểu mẫu sử dụng trong đơn đăng ký sáng chế
Tờ khai đăng ký sáng chế được đánh máy theo Mẫu số 01-SC Phụ lục A ban hành kèm theo Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN.
Tờ khai yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế đánh máy theo Mẫu số 03-YCTĐ Phụ lục B ban hành kèm theo Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN.
Bản mô tả sáng chế
Nội dung bản mô tả gồm có Phần mô tả, Yêu cầu bảo hộ và Hình vẽ (nếu có). Bản mô tả sáng chế đáp ứng các quy định tại điểm 23.6 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN gồm
– Phần mô tả phải chỉ ra được: tên sáng chế; lĩnh vực sử dụng sáng chế; tình trạnh kỹ thuật của sáng chế; bản chất kỹ thuật của sáng chế; mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có); mô tả chi tiết phương án thực hiện sáng chế; ví dụ thực hiện sáng chế; những lợi sáng chế đem lại.
– Yêu cầu bảo hộ cần được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với phần mô tả hình vẽ, làm rõ được những dấu hiệu mới của sáng chế được yêu cầu bảo hộ. Yêu cầu bảo hộ được tách riêng sau phần mô tả và được dùng để xác định phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế.
– Hình vẽ, sơ đồ bộc lộ sáng chế (nếu có) được tách thành trang riêng.
Hình thức, bố cục của đơn đăng ký sáng chế
– Mọi tài liệu trong đơn phải được trình bày theo chiều dọc; riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang. Tài liệu được trình bày trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 279mm) trong đó căn lề 20mm theo bốn phía. Sử dụng phông chữ Time New Roman, cỡ chữ không nhỏ hơn 13;
– Tài liệu được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xoá, không sửa chữa. Trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể về lỗi chính tả trong tài liệu đã nôp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó. Tuy nhiên chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận và đóng dấu (nếu có) của người nộp đơn;
Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sáng chế
– Mỗi đơn đăng ký sáng chế chỉ được yêu cầu cấp 01 văn bằng bảo hộ cho một sáng chế duy nhất. trừ trường hợp nhóm sáng chế có mỗi liên hệ chặt chẽ về kỹ thuật nhằm thực hiện một ý đồ sáng tạo duy nhất thì mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp 01 bằng độc quyền sáng chế hoặc 01 bằng độc quyền giải pháp hữu ích;
– Giấy uỷ quyền, tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký, tài liệu chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên có thể bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt nhưng phải được dịch ra tiếng Việt;
– Thuật ngữ dùng trong đơn phải thống nhất và là thuật ngữ phổ thông. Không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo trong đơn đăng ký nhãn hiệu. Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện từ, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Hy vọng rằng với bài viết của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý khách hàng về Yêu cầu đối với đơn đăng ký sáng chế theo quy định pháp luật. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.