9 vấn đề pháp lý cần quan tâm khi thành lập doanh nghiệp

Kinh tế – xã hội ngày càng phát triển, xu hướng khởi nghiệp bằng cách thành lập doanh nghiệp trở nên phổ biến. Vậy chúng ta cần quan tâm tới những vấn đề pháp lý nào trước khi thành lập một doanh nghiệp?

Đọc thêm: Đối tượng không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định mới nhất 2020

Đọc thêm: Điều kiện của Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư thành lập doanh nghiệp ở nước ngoài (Campuchia) ngành nghề kinh doanh bất động sản

1. Tên doanh nghiệp trước khi thành lập doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp có thể được đặt theo tên tiếng Việt, tên viết tắt hoặc tên tiếng Anh, nhưng cẩn đảm bảo đủ hai yếu tố theo quy định tại Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2014:

– Tên loại hình doanh nghiệp: được viết đầy đủ hoặc viết tắt (ví dụ: công ty cổ phần hoặc công ty CP; công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty TNHH)

– Tên riêng: được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu

Lưu ý tên doanh nghiệp không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã được đăng ký hoặc thuộc những trường hợp khác mà pháp luật cấm như sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá của dân tộc; sử dụng tên cơ quan nhà nước nếu chưa được sự chấp thuận của cơ quan đó.

thanh lap doanh nghiep

2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp 

Trụ sở chính là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Tuy nhiên, theo Điều 6 Luật Nhà ở 2014 và Nghị định 99/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp không được đặt trụ sở tại nhà chung cư hoặc nhà tập thể có đăng ký sử dụng vào mục đích ở và sinh hoạt. Đối với những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh các ngành nghề đặc thù, ngoài việc địa chỉ trụ sở chính không được đặt tại chung cư, nhà tập thể có chức năng để ở, sinh hoạt thì pháp luật còn quy định một số yêu cầu khác, tùy theo từng ngành nghề cụ thể.

Ví dụ, đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn thì cần đáp ứng điều kiện về cơ sở, vật chất, kĩ thuật theo nghị định 168/2017/NĐ-CP như: có tối thiểu 10 buồng ngủ; có quầy lễ tân, phòng vệ sinh chung.

thanh lap doanh nghiep

3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Theo quy định của pháp luât, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân và có cư trú tại Việt Nam. Người đại diện theo pháp luật là người đại diện cho doanh nghiệp thực hiện quyền và nghĩa vụ  của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, cá nhân hoặc tổ chức khác.

Đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Xác định người đại diện theo pháp luật khi thành lập doanh nghiệp thường là một trong các chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần), Chủ tịch Công ty (đối với công ty TNHH) hoặc Giám đốc (Tổng Giám đốc).

thanh lap doanh nghiep

4. Giám đốc

Giám đốc là người quản lý doanh nghiệp, có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty, có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Để được bổ nhiệm làm Giám đốc, cá nhân cần đáp ứng các điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật cũng như tiêu chí riêng của từng doanh nghiệp như: năng lực quản trị, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm.

thanh lap doanh nghiep

5. Năm tài chính

Năm tài chính là thời kỳ hạch toán, báo cáo của doanh nghiệp. Năm tài chính có thể trùng hoặc lệch với năm dương lịch.

Theo quy định tại Việt Nam, năm tài chính là năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm hoặc năm 12 tháng khác với năm dương lịch. Trường hợp doanh nghiệp có đặc thù riêng về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là mười hai tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và thông báo cho cơ quan tài chính biết.

6. Chế độ kế toán 

Chế độ kế toán là những nguyên tắc, quy định về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể đối với doanh nghiệp. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, ngành nghề mà doanh nghiệp sẽ áp dụng các chế độ kế toán khác nhau theo quy định của những văn bản pháp luật khác nhau như:

– Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ: Thông tư 132/2018/TT-BTC

– Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thông tư 133/2016/TT-BTC

– Chế độ kế toán doanh nghiệp: Thông tư 200/2014/TT-BTC

– Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp: Thông tư 107/2017/TT-BTC

– Chế độ kế toán đối với bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam: Thông tư 177/2015/TT-BTC

truoc khi thanh lap doanh nghiep

7. Vốn điều lệ trước khi thành lập doanh nghiệp

Vốn điều lệ là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định (thường sau 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ của công ty quy định ngắn hơn)  và được ghi vào điều lệ công ty. Pháp luật không có quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa. Trước khi thành lập doanh nghiệp, các doanh nghiệp tự chọn mức vốn điều lệ phù hợp với quy mô hoạt động của công ty mình.

thanh lap doanh nghiep

8. Vốn pháp định 

Đối với một số ngành nghề kinh doanh nhất định, pháp luật quy định mức vốn tối thiểu cần có khi thành lập doanh nghiệp. Quy định này nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện tổ hoạt động kinh doanh sau khi thành lập và tránh được rủi ro.

Một số ngành nghề quy định mức vốn pháp định tối thiểu là:

– Ngân hàng: Ngân hàng thương mại nhà nước (3000 tỷ đồng); Ngân hàng thương mại cổ phần (3000 tỷ VNĐ)

– Kinh doanh bất động sản: 20 tỷ VNĐ

– Dịch vụ bảo vệ: 1 tỷ VNĐ

9. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh trước khi thành lập doanh nghiệp

Mọi cá nhân, tổ chức đều được kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Doanh nghiệp trước khi thành lập sẽ xác định ngành nghề hoạt động kinh doanh của công ty theo Danh sách ngành nghề kinh doanh được ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg.

thanh lap doanh nghiep

Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?

Là Công ty chuyên về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư. Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.

Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.

Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.

Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý Khách về Các vấn đề pháp lý trước khi thành lập doanh nghiệp. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.

________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp, Đầu tư:
LNP LAW
Địa chỉ: Tầng 4, Số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 024-63-2929-36
HOTLINE: 0968896603
Email: lawyer@lnplegal.com