Đăng ký nhãn hiệu là một trong những bước cơ bản để khẳng định quyền sở hữu, sáng lập cũng như vị trí của thương hiệu đó trên thị trường hoặc trong một khu vực lãnh thổ. Dưới đây là các bước cũng như cách thức đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nội.
>>> Bài viết: Trình tự thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất năm 2020
Mục lục
1. Chủ thể đăng ký nhãn hiệu
Chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu có thể là chủ sở hữu hoặc không phải chủ sở hữu của nhãn hiệu đó và thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, bao gồm cả cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài.
Việc nộp đơn đăng ký của các chủ thể buộc phải tuân thủ theo hai nguyên tắc chính bao gồm: Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên ( Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009) và Nguyên tắc ưu tiên ( Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)
2. Đơn đăng ký nhãn hiệu
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009; Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN và các văn bản pháp luật khác về sở hữu trí tuệ quy định đơn đăng ký nhãn hiệu gồm các giấy tờ sau:
– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Thực hiện theo Mấu số 04-NH Phụ lục A ban hành kèm theo Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN;
– 05 mẫu nhãn hiệu kèm theo. Mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu trên tờ khai đăng ký cả về kích thước và màu sắc;
– Chứng từ nộp phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu;
– Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thì cần thêm giấy uỷ quyền;
– Nếu nhãn hiệu đã được đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ tại quốc gia khác thì có thể yêu cầu hưởng quyền ưu tiên. Trường hợp này đơn đăng ký nhãn hiệu cần có thêm tài liệu chứng minh quyền ưu tiên.
3. Cơ quan tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nội
Đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ. Địa chỉ: Số 286, Đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
4. Hình thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Người nộp đơn có thể lựa chọn một trong hai hình thức sau để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu:
– Nộp đơn trực tuyến qua Cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.
– Nộp đơn giấy trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ.
Nộp đơn trực tuyến
Người nộp đơn phải có chứng thư số và chữ ký số để đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản. Sau khi có tài khoản, người nộp đơn thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống.
Người nộp đơn sẽ nhận được Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến từ Hệ thống. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn đến điểm tiếp nhận đơn của Cục để xuất trình Phiếu xác nhận, tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí, lệ phí theo quy định.
Nộp đơn giấy
Người nộp đơn có thể đến nộp trực tiếp tại các địa chỉ tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ. Trường hợp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gửi qua đường bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện. Sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận hồ sơ của Cục để chứng minh khoản tiền đã nộp.
5. Phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu
Phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu được quy định trong Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 263/2016/TT-BTC. Trong đó quy định các mức sau:
– Lệ phí nộp đơn: 150.000 VNĐ
– Phí tra cứu nhãn hiệu: 180.000 VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
– Phí thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu: 550.000 VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ (một nhóm gồm 06 sản phẩm, dịch vụ).
+ Từ nhóm sản phẩm, dịch vụ thứ 07 trở đi: mỗi sản phẩm, dịch vụ mất 120.000 VNĐ
– Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu: 120.000 VNĐ.
Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?
Là Công ty chuyên về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư. Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.
Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.
Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.
Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý Khách về Đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nội. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.
******** Các dịch vụ khác liên quan *********
Đăng ký nhãn hiệu tại Vũng tàu
Đăng ký nhãn hiệu tại TP. HCM – Nộp đơn chỉ 01 ngày
Dịch vụ tư vấn gia hạn nhãn hiệu hàng hóa
Thủ tục đề nghị hủy bỏ văn bằng bảo hộ và chấm dứt hiệu lực năm 2020
Hợp đồng li-xăng sơ cấp là gì?
Đăng ký bản quyền sáng chế trước hành vi nhái, trộm cắp tinh vi
Tư vấn viết bản mô tả và phân loại sáng chế Quốc tế IPC cho sáng chế/giải pháp hữu ích
Phản đối, khiếu nại và hủy bỏ hiệu lực bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích
Tư vấn hợp đồng li-xăng nhãn hiệu độc quyền
Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu ( thương hiệu) tại Cambodia