5 lý do nên đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm

Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ nhằm bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân nên đăng ký nhãn hiệu để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường của hàng hoá, nhãn hiệu. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 5 lý do nên đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm.

Đọc thêm: Nhãn hiệu không có khả năng bảo hộ là như thế nào?

Đọc thêm: Hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nội

1. Chủ sở hữu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu sau khi đăng ký

Luật Sở hữu trí tuệ quy định quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên quyết định cấp văn bằng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền sử dụng, cho thuê, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu đó. Chủ sở hữu được sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký cho sản phẩm, dịch vụ của mình.

Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào không được sự cho phép của chủ sở hữu mà sử dụng nhãn hiệu đều được coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Căn cứ vào mức độ vi phạm mà pháp luật quy định mức xử phạt cụ thể. Nhãn hiệu được bảo hộ trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp đơn.

dang ky nhan hieu

2. Ngăn chặn việc đánh cắp thương hiệu

Tài sản trí tuệ là tài sản vô hình nên rất dễ bị đánh cắp nếu không tiến hành đăng ký bảo hộ. Việc không đăng ký nhãn hiệu có thể dẫn đến một số trường hợp sau:

– Tổ chức, cá nhân không sở hữu nhãn hiệu nhưng vẫn được gắn nhãn hiệu lên sản phẩm, dịch vụ của họ. Chủ sở hữu không thể xử lý, yêu cầu bồi thường do nhãn hiệu chưa được đăng ký bảo hộ;

– Tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu nhãn hiệu nhanh tay thực hiện đăng ký trước. Trường hợp này chủ sở hữu nếu muốn sử dụng sẽ phải thương lượng mua lại hoặc trả phí để được sử dụng nhãn hiệu do chính mình tạo ra. Đây là thực tế đã xảy ra với Apple khi gia nhập thị trường Trung Quốc.

3. Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường của hàng hoá, dịch vụ có gắn nhãn hiệu

Mục đích của nhãn hiệu là phân biệt sản phẩm, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu được người tiêu dùng nhận diện và biết đến sẽ giúp hàng hoá, dịch vụ có gắn nhãn hiệu đó có khả năng cạnh tranh rất lớn so với sản phẩm, dịch vụ của đối thủ. Nói một cách đơn giản, mục đích cuối cùng của nhãn hiệu là tăng khả năng cạnh tranh.

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là cơ sở để chủ sở hữu nâng cao giá trị của nhãn hiệu đối với người tiêu dùng. Nhãn hiệu càng lâu đời thì giá trị càng cao và càng được nhiều người tiêu dùng biết đến.

dang ky nhan hieu

4. Nhãn hiệu trở thành tài sản của chủ sở hữu

Cá nhân, tổ chức sau khi được cấp văn bằng bảo hộ chính thức trở thành chủ sở hữu đối với nhãn hiệu đó. Nhãn hiệu do là tài sản trí tuệ nên chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt theo quy định của pháp luật. Trường hợp không sử dụng đến nhãn hiệu thì chủ sở hữu có quyền cho thuê, chuyển nhượng nhãn hiệu cho tổ chức, cá nhân khác. Nhãn hiệu càng nổi tiếng thì giá trị thu được từ cho thuê, chuyển nhượng càng lớn.

Sở hữu nhãn hiệu sẽ giúp công ty tăng giá trị của mình. Hiện nay các công ty, tập đoàn lớn cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên thị trường đều sở hữu ít nhất từ 2 nhãn hiệu trở lên. Việc người tiêu dùng nhận diện được nhãn hiệu khiến giá trị của công ty tăng lên rất nhiều.

5. Cơ sở để mở rộng thị trường của sản phẩm/dịch vụ

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam là điều kiện để có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài. Đây là vấn đề nhiều doanh nghiệp Việt không chú ý khi gây dựng nhãn hiệu, để sau khi gia nhập thị trường nước ngoài thì nhãn hiệu của chính mình đã bị bên khác đăng ký như trường hợp của Trung Nguyên tại Mỹ. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài sẽ là cơ sở để chủ sở hữu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ của mình từ đó nâng cao hơn nữa giá trị của nhãn hiệu.

Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?

Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực luật pháp với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm. LNP LAW tự tin mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trong các lĩnh vực Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Kinh doanh. Bài viết trên đã tóm tắt 5 lý do nên đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm.

Khách hàng muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có thể sử dụng các dịch vụ sau:

– Tư vấn, hỗ trợ, trả lời các câu hỏi và câu hỏi của bạn liên quan đến điều kiện, hồ sơ, đơn hàng và thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam;

– Chuẩn bị hồ sơ để đăng ký nhãn hiệu của khách hàng;

– Đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm quyền. Theo dõi hồ sơ, thay mặt Khách hàng giải quyết các vấn đề phát sinh từ các nhãn hiệu đã đăng ký

– Các công việc khác theo yêu cầu của khách hàng.