5 lý do vì sao cần đăng ký nhãn hiệu ngay hôm nay

Đăng ký nhãn hiệu cho hàng hoá, dịch vụ của mình tuy không phải thủ tục bắt buộc nhưng mỗi cá nhân, tổ chức đều nên thực hiện nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp đối với việc sử dụng nhãn hiệu của mình.

Đọc thêm: Cách tra cứu nhãn hiệu trực tuyến

Bài viết:Đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nội

1. Tăng khả năng phân biệt nhãn hiệu đối với đối thủ khác

Bất cứ chủ sở hữu nào cũng đều muốn sản phẩm/ dịch vụ mình tạo ra phải mang tính cá biệt hoá so với sản phẩm/ dịch vụ của người khác. Hơn nữa, họ đều muốn người tiêu dùng có thể nhận diện và phân biệt được nhãn hiệu của mình.

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là cách để hạn chế các cá nhân, tổ chức khác sử dụng nhãn hiệu mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho sản phẩm của họ. Hành vi này có thể làm cho khách hàng không thể nhận diện được nhãn hiệu, đánh mất niềm tin đối với sản phẩm/ dịch vụ nếu các sản phẩm giả danh kém chất lượng.

dang ky nhan hieu

2. Chủ sở hữu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu sau khi đăng ký

Luật Sở hữu trí tuệ quy định sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền sử dụng, cho thuê, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu đã đăng ký cho sản phẩm, dịch vụ của mình.

Nhãn hiệu được bảo hộ trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Chủ sở hữu có thể gia hạn bảo hộ nhãn hiệu của mình mà không bị hạn chế số lần tối đa.

Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào không được sự cho phép của chủ sở hữu mà sử dụng nhãn hiệu đều được coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và sẽ phải chịu các chế tài của pháp luật nếu vi phạm. 

3. Ngăn chặn hành vi sao chép, đánh cắp nhãn hiệu

Nếu nhãn hiệu chưa được đăng ký bảo hộ thì cơ quan chức năng rất khó khăn trong việc xác định ai đúng ai sai nếu nhãn hiệu đó bị sao chép hay đánh cắp. Do đó, chủ sở hữu nhãn hiệu khi được pháp luật bảo hộ quyền sở hữu sẽ dễ dàng hơn trong việc hạn chế cá nhân, tổ chức khác sử dụng trái phép nhãn hiệu của mình

Việc không đăng ký nhãn hiệu có thể dẫn đến một số trường hợp sau:

– Tổ chức, cá nhân không sở hữu nhãn hiệu nhưng vẫn được gắn nhãn hiệu lên sản phẩm, dịch vụ của họ. Chủ sở hữu không thể xử lý, yêu cầu bồi thường do nhãn hiệu chưa được đăng ký bảo hộ;

– Tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu nhãn hiệu nhanh tay thực hiện đăng ký trước. Trường hợp này chủ sở hữu nếu muốn sử dụng sẽ phải thương lượng mua lại hoặc trả phí để được sử dụng nhãn hiệu do chính mình tạo ra.

4. Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cũng nhãn hiệu được nhận diện tốt hơn trên thị trường. Mục đích của nhãn hiệu là phân biệt sản phẩm, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu được người tiêu dùng nhận diện và biết đến sẽ giúp hàng hoá, dịch vụ có gắn nhãn hiệu đó có khả năng cạnh tranh rất lớn so với sản phẩm, dịch vụ của đối thủ.

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là cơ sở để chủ sở hữu nâng cao giá trị của nhãn hiệu đối với người tiêu dùng. Khách hàng sẽ công nhận và nhanh chóng giúp nhãn hiệu được biết đến rộng rãi. Nhãn hiệu càng lâu đời thì giá trị càng cao và càng được nhiều người tiêu dùng biết đến.

5. Tăng giá trị thương mại và quảng bá thương hiệu

Một nhãn hiệu đã được đăng ký và bảo hộ có thể được chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng cho cá nhân, tổ chức khác. Do đó, bằng cách này, chủ sở hữu đối với nhãn hiệu hoàn toàn có thể khai thác giá trị thương mại đối với thương hiệu của mình, tạo thêm thu nhập cho doanh nghiệp.

Nếu xây dựng được một nhãn hiệu, thương hiệu uy tín thì giá trị thương mại có thể tăng lên rất nhiều lần.

Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?

Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực luật pháp với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm. LNP LAW tự tin mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trong các lĩnh vực Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Kinh doanh. Bài viết trên đã tóm tắt 5 lý do vì sao cần đăng ký nhãn hiệu ngay hôm nay.

Khách hàng muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có thể sử dụng các dịch vụ sau:

– Tư vấn, hỗ trợ, trả lời các câu hỏi và câu hỏi của bạn liên quan đến điều kiện, hồ sơ, đơn hàng và thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam;

– Chuẩn bị hồ sơ để đăng ký nhãn hiệu của khách hàng;

– Đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm quyền. Theo dõi hồ sơ, thay mặt Khách hàng giải quyết các vấn đề phát sinh từ các nhãn hiệu đã đăng ký

– Các công việc khác theo yêu cầu của khách hàng.