Dù mới xuất hiện tại Việt Nam vào những năm 2000 nhưng thị trường kinh doanh nhượng quyền đã trở nên sôi động. Nhiều thương hiệu cả trong và ngoài nước thành công nhờ kinh doanh nhượng quyền thương mại. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê 4 mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại phổ biến hiện nay.
>> Đọc thêm: Quy định về nhượng quyền thương mại năm 2020
>> Đọc thêm: Nhượng quyền thương mại là gì?
Mục lục
1. Quy định của pháp luật Việt Nam về kinh doanh nhượng quyền
Luật Thương mại 2005 quy định nhượng quyền là hoạt động thương mại. Theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau:
– Mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo phương thức do bên nhượng quyền quy định. Bên nhận quyền được sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
– Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong điều hành công việc kinh doanh.
Tại Việt Nam, có thể kể đến các thương hiệu lớn kinh doanh nhượng quyền thương mại như: Phở 24, Cửa hàng bánh Bakery Kinh Đô, Cà phê Trung Nguyên, Highlands Coffee, V/v. Nhu cầu sử dụng hàng hoá, tiêu dùng dịch vụ tăng cao cùng sự phát triển của các trung tâm mua sắm, khu đô thị tại Việt Nam là những điều kiện lý tưởng cho kinh doanh nhượng quyền thương mại tiếp tục phát triển.
2. 4 mô hình kinh doanh nhượng quyền phổ biến tại Việt Nam
Các mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam hiện nay vẫn được xem xét dưới góc độ kinh tế. Có thể kể đến 4 mô hình kinh doanh nhượng quyền phổ biến sau:
2.1. Nhượng quyền tham gia quản lý
Với hình thức nhượng quyền tham gia quản lý, bên nhượng quyền có có trách nhiệm cung cấp nhận sự quản lý, điều hành cho bên nhận nhượng quyền. Hoạt động nhượng quyền ở mô hình này chỉ cung cấp quản lý và thương hiệu. Đây cũng là mô hình tiết kiệm cho phí nhất đối với bên nhận nhượng quyền. Mô hình nhượng quyền tham gia quản lý được áp dụng tại các khách sạn lớn như Marriott.
2.2. Nhượng quyền kinh doanh toàn diện
Với mô hình này bên nhận nhượng quyền được đảm bảo cung cấp ít nhất 4 yếu tố:
– Bí quyết kinh doanh, phương thức sản xuất sản phẩm/dịch vụ nhượng quyền;
– Tham gia hệ thống cơ sở nhượng quyền, được tiếp cận quy trình vận hành, chính sách quản lý, đào tạo và chuyển giao nhận sự, kiểm soát chất lượng, quảng cáo;
– Sản phẩm, dịch vụ đi kèm mà bên nhượng quyền cung cấp;
– Được sử dụng thương hiệu nhượng quyền.
Đây là mô hình nhượng quyền toàn diện nhất do cung cấp toàn bộ các quyền liên quan đến kinh doanh nhượng quyền mà bên nhận nhượng quyền cần có. Tuy nhiên đây cũng là mô hình có chi phí cao nhất trong các mô hình kinh doanh nhượng quyền. Bện nhận nhượng quyền cần thanh toán: phí nhượng quyền, phí hoạt động, các khoản phí kèm theo (thiết kế, trang trí, quản cáo, tư vấn, nguyên liệu) cho bên nhượng quyền.
2.3. Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện
Hoạt động kinh doanh nhượng quyền trong mô hình này diễn ra thông qua:
– Chia sẻ bí quyết kinh danh, công thức, phương thức sản xuất;
– Nhượng quyền phân phối sản phẩm, cung cấp dịch vụ;
– Cho phép sử dụng thương hiệu nhượng quyền.
Do mang tính không toàn diện mà các nguyên tắc, thoả thuận trong mô hình này không chặt chẽ, chi tiết như nhượng quyền toàn diện. Bên nhượng quyền vì thế cũng ít kiểm soát chất lượng, quy trình của bên nhận nhượng quyền.
2.4. Nhượng quyền kinh doanh có tham gia đầu tư vốn
Đây là mô hình mà doanh nghiệp nhận nhượng quyền đầu tư vốn với tỷ lệ nhỏ (liên doanh) để được tham gia kiểm soát hệ thống nhượng quyền. Mô hình này phù hợp với các hệ thống nhượng quyền mới, chưa phát triển. Đối với các thương hiệu nhượng quyền lớn, nổi tiếng thì khó có khả năng bên nhượng quyền chấp nhận mô hình này do cần đảm bảo quyền quản lý của mình với hệ thống nhượng quyền.
3. Lựa chọn mô hình kinh doanh nhượng quyền phù hợp
4 mô hình nhượng quyền trên đều có nhưng ưu, nhược điểm nhất định. Mỗi mô hình được tạo ra nhằm đáp ứng yêu cầu của các bên khi nhượng quyền. Không thể khẳng định mô hình nào là tốt nhất trong các mô hình trên. Tổ chức, cá nhân căn cứ vào khả năng tài chính, phạm vi nhượng quyền, mục tiêu đặt ra để lựa chọn mô hình kinh doanh nhượng quyền phù hợp.