Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá cần chú ý những vấn đề sau:
>>> Bài viết: Tại sao cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
Mục lục
Nhãn hiệu có phải thương hiệu hay tên thương mại không?
Trên phương diện pháp lý : Khái niệm “nhãn hiệu” được luật hóa tại Việt Nam, còn “thương hiệu” thì không phải là khái niệm được luật hóa.
Theo Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005: Nhãn hiệu (trade mark) là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Thương hiệu (brand), tuy không được pháp luật quy định, nhưng đây là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi ở nước ta trong thương mại, quảng cáo. Có thể hiểu đơn giản thương hiệu thương hiệu là tổng hợp tất cả các yếu tố tạo nên danh tiếng cho một sản phẩm hoặc doanh nghiệp. Hay nói cách khác, khái niệm thương hiệu bao gồm cả nhãn hiệu. Một nhà sản xuất có một thương hiệu nhưng có thể có nhiều nhãn hiệu, ví dụ thương hiệu Unilever có các nhãn hiệu như Sunlight, Comfort, Omo…
Như vậy, nhãn hiệu là tài sản được pháp luật bảo hộ trong khi thương hiệu thì không
Theo khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005: Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Do đó có thể hiểu, nhãn hiệu là tên gọi của sản phẩm/dịch vụ, tên thương mại là tên gọi của tổ chức/cá nhân kinh doanh.
Điều kiện đối với việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Nhãn hiệu cần đáp ứng 2 điều kiện sau khi được đăng ký (theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005):
– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Những nhãn hiệu không có khả năng bảo hộ
Theo Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, những nhãn hiệu không có khả năng bảo hộ là:
– Nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
– Nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị… nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
– Nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
– Nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
– Nhãn hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mất bao lâu?
– Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn
– Công bố đơn hợp lệ: 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ
– Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn
– Thẩm định lại đơn (nếu có): 06 tháng
– Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 15 ngày kể từ ngày người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thủ tục cấp văn bằng bảo hộ.
Như vậy, tổng thời gian đăng ký nhãn hiệu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ ít nhất là 13 tháng tính từ ngày nộp đơn. Tuy nhiên, trên thực tế tổng thời gian cho việc đăng ký nhãn có thể kéo dài lâu hơn tuỳ trường hợp cụ thể.
Nhãn hiệu được bảo hộ trong bao lâu?
Theo Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu là 10 năm tính từ ngày nộp đơn đăng ký. Thời hạn này có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.
Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?
Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực luật pháp với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm. LNP LAW tự tin mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trong các lĩnh vực Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Kinh doanh. Bài viết trên đã tóm tắt Những kiến thức cần biết khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
Khách hàng muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có thể sử dụng các dịch vụ sau:
– Tư vấn, hỗ trợ, trả lời các câu hỏi và câu hỏi của bạn liên quan đến điều kiện, hồ sơ, đơn hàng và thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam;
– Chuẩn bị hồ sơ để đăng ký nhãn hiệu của khách hàng;
– Đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm quyền. Theo dõi hồ sơ, thay mặt Khách hàng giải quyết các vấn đề phát sinh từ các nhãn hiệu đã đăng ký
– Các công việc khác theo yêu cầu của khách hàng.