Kinh doanh dịch vụ ăn uống nên lựa chọn Franchise hay Độc lập?

Hoạt động nhượng quyền (Franchise)  tại Việt Nam hiện nay đang được thực hiện trên rất nhiều lĩnh vực như ăn uống, bán lẻ, cafe, giáo dục…. trong đó kinh doanh dịch vụ ăn uống là một trong những lĩnh vực đi đầu trong hình thức nhượng quyền với các chuỗi cửa hàng trên khắp cả nước như: Pizza Hut, KFC, Lotteria, King BBQ, Kichi Kichi, Mcdonald’s…..

Đọc thêm: Nhượng quyền thương mại là gì?

Đọc thêm: Gia hạn nhãn hiệu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Nhượng quyền thương mại (Franchise) là gì?

Franchise là hình thức nhượng quyền thương mại. Theo đó, Franchiser (Doanh nghiệp nhượng quyền) sẽ cho phép Franchisee (Doanh nghiệp mua thương hiệu) sử dụng thương hiệu để sản xuất – kinh doanh dịch vụ.

Trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống hiện nay, Franchise là một hình thức kinh doanh phổ biến. Thông thường, bên mua thương hiệu sẽ lo các chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực – còn bên bán chỉ chuyển giao mô hình kinh doanh, hỗ trợ quảng bá…

Nhượng quyền thương mại (Franchise) doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống cần chuẩn bị những gì?

Số vốn tối thiểu để thực hiện nhượng quyền kinh doanh dịch vụ ăn uống?

Pháp luật không quy định về số vốn tối thiểu hay còn gọi là vốn pháp định khi kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam.

Số vốn tối thiểu trong trường hợp nhận nhượng quyền thì nhà đầu tư cần phải nghiên cứu bản giới thiệu về hoạt động nhượng quyền của bên nhượng quyền trong đó có ghi về mức vốn tối thiểu mà bên nhận nhượng quyền phải có trong năm đầu tiên và năm tiếp theo để nhà đầu tư tính toán chi phí và có kế hoạch huy động vốn để kinh doanh.

Khi thực hiện nhận nhượng quyền cần chuẩn bị những gì?

Với tư cách là bên nhận nhượng quyền, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống cần chuẩn bị những nội dung sau:

(1) Chuẩn bị về vốn để có thể đáp ứng yêu cầu của đơn vị cấp nhượng quyền;

(2) Tìm hiểu một thương hiệu xem thương hiệu đó đã tiến hành nhượng quyền tại Việt Nam hay chưa và có thể cấp quyền cho mình kinh doanh ở Việt Nam hay không?

(3) Cần tiến hành lập doanh nghiệp tại Việt Nam với ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Những rủi ro khi thực hiện nhượng quyền cho kinh doanh dịch vụ ăn uống

Những rủi ro về hoạt động nhượng quyền nằm ở khía cạnh kinh tế và pháp lý. Ở khía cạnh kinh tế thì có thể nhìn nhận là trong hoạt động kinh doanh, không phải lúc nào cũng thành công, vì vậy khi tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng, bên nhận nhượng quyền cần hiểu rõ những điều kiện để có thể chấm dứt hoạt động nhượng quyền và rút ra khỏi thị trường một cách có trật tự.

Về rủi ro về mặt pháp lý chủ yếu nằm trong vấn đề nội dung của hợp đồng, khi ký kết, bên nhận nhượng quyền cần tìm hiểu rõ là bên nhượng quyền đã đăng ký hoạt động nhượng quyền ở Việt Nam hay chưa, nếu chưa đăng ký thì phải yêu cầu họ đăng ký mới đủ điều kiện thực thi.

Thông thường, một bản giới thiệu nhượng quyền gồm nhiều điều khoản với những ràng buộc hết sức chặt chẽ và phức tạp, để tránh rủi ro pháp lý, bên nhận nhượng quyền có thể yêu cầu sự trợ giúp pháp lý của các luật sư tư vấn để phân tích, hiểu được các điều khoản cụ thể của hợp đồng.

Kinh doanh dịch vụ ăn uống nên lựa chọn Franchise hay Độc lập?

Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi sẽ đưa ra những ưu nhược điểm của từng hình thức:

 

So sánh Franchise Độc lập

Ưu thế

 + Với lịch sử phát triển lâu dài, nhiều thương hiệu được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới, bảo chứng cho vị thế của khách sạn – nhà hàng trên thị trường

+ Không tốn thời gian, công sức cho việc lên concept hình ảnh chung thương hiệu – setup – tìm kiếm đội ngũ nhân sự chất lượng…

+ Có “lợi thế kinh tế nhờ quy mô” – nên thu hút nhiều khách hàng tiềm năng, tiếp cận chính xác khách hàng mục tiêu

+ Có nhiều bên mong muốn trở thành đối tác kinh doanh, nhà cung cấp với mức giá tốt

 + Tự do quyết định các vấn đề của khách sạn – nhà hàng:

• Sáng tạo concept riêng

• Thiết lập bộ tiêu chuẩn riêng

• Xây dựng kênh phân phối

• Hệ thống đặt phòng riêng…

+ Được hưởng lợi nhuận cao nếu khách sạn vận hành kinh doanh hiệu quả

Bất lợi

 + Mức phí nhượng quyền khá cao

+ Trong quá trình hợp tác, tùy loại hình nhượng quyền lựa chọn mà bên mua thương hiệu có thể phải trả thêm nhiều khoản phí định kỳ khác:

• Phí dịch vụ quản lý

• Phí “Dịch vụ tiêu chuẩn thương hiệu”

• Phí dịch vụ Marketing – truyền thông

• Phí dịch vụ đại diện bán hàng

• Phí dịch vụ đặt chỗ

• Phí dịch vụ mua hàng

• Phí chương trình khách hàng thân thiết

• Phí hủy hợp đồng…

+ Lợi nhuận thu về không cao vì chịu nhiều chi phí

+ Phải tốn thời gian và công sức để tự định vị và làm thương hiệu từ đầu

+ Khách sạn – nhà hàng muốn kinh doanh hiệu quả sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan (thị trường hướng đến có còn chỗ đứng hay không…) lẫn chủ quan (số vốn huy động, năng lực – trình độ quản lý…)

Như vậy, mỗi hình thức kinh doanh có những ưu thế, bất lợi riêng. Cho nên, chọn Franchise hay độc lập cho lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh, kinh nghiệm của chủ sở hữu trong lĩnh vực và quan điểm của từng chủ đầu tư…..