Pháp luật quy định trước khi đăng ký doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức có thể ký kết các loại hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, trong đó phổ biến nhất là hợp đồng thành lập công ty.
Đọc thêm: Đăng ký thành lập công ty TNHH một thành viên
Đọc thêm: Các vấn đề pháp lý trước khi thành lập doanh nghiệp
Mục lục
Hợp đồng thành lập công ty là gì?
Luật Doanh nghiệp 2014 không đưa ra khái niệm của hợp đồng thành lập công ty. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng: Hợp đồng thành lập công ty là hợp đồng được kí kết trước khi công ty được thành lập; là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý liên quan đến quá trình đầu tư góp vốn thành lập một tổ chức kinh tế mới.
Điều khoản cơ bản của hợp đồng thành lập công ty
1. Điều khoản về loại hình và tên gọi của công ty
Hợp đồng thành lập công ty được ký kết giữa các nhà đầu tư tham gia góp vốn thành lập tổ chức kinh tế (thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập), do đó loại hợp đồng này chỉ áp dụng đối với:
– Công ty hợp danh
– Công ty TNHH hai thành viên trở lên
– Công ty cổ phần
Việc lựa chọn loại hình công ty phụ thuộc vào nhu cầu, định hướng kinh doanh của tổ chức kinh tế. Sau khi đã thoả thuận xong, các nhà đầu tư sẽ thống nhất tên gọi của công ty dự định thành lập.
2. Điều khoản về ngành nghề đăng kí kinh doanh
Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp yêu cầu kê khai ngành nghề kinh doanh của công ty. Nhà đầu tư có thể thoả thuận trong hợp đồng thành lập công ty một hay nhiều ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm, nhưng lưu ý chỉ được chọn một ngành nghề kinh doanh chính. Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp được kinh doanh khi đã đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Điều khoản về góp vốn
Đây là điều khoản quan trọng nhất của hợp đồng thành lập công ty. Các bên cần thoả thuận:
– Giá trị phần vốn góp vào công ty của mỗi thành viên/cổ đông sáng lập
– Loại tài sản dùng để góp vốn của mỗi thành viên/cổ đông sáng lập: tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ (Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2014)
– Thời điểm góp vốn/lộ trình góp vốn (nếu góp nhiều lần) của các thành viên/cổ đông sáng lập
4. Điều khoản về cơ cấu tổ chức, chức danh quản lý công ty
Trong điều khoản này, các bên cần thống nhất được
– Cơ cấu tổ chức của công ty: tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp sẽ là những mô hình tổ chức khác nhau. Ví dụ với CTCP: có 2 mô hình
+ Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
+ Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (có thành viên độc lập và Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị).
– Chức danh quản lý công ty:
+ Chủ tịch công ty/Chủ tịch Hội đồng thành viên/…
+ Giám đốc/Tổng giám đốc
+ Người đại diện theo pháp luật của công ty
5. Điều khoản phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại
Đây là điều khoản nhằm phòng tránh những rủi ro về việc các nhà đầu tư sau khi tham gia ký kết nhưng không tham gia hợp đồng thành lập công ty và góp vốn theo thỏa thuận. Do đó, các bên nên thống nhất với nhau về:
– Giá trị khoản phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng (lưu ý tối đa không quá 8% phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm – Điều 301 Luật Thương mại 2005).
– Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hai, giá trị bồi thường thiệt hại (bao gồm: giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm).
Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?
Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực luật pháp với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm. LNP LAW tự tin mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trong các lĩnh vực Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Kinh doanh, Đất đai. Bài viết trên đã tóm tắt Các điều khoản cơ bản của hợp đồng thành lập công ty
Khách hàng khi có dự định ký kết hợp đồng thành lập công ty có thể sử dụng các dịch vụ pháp lý sau do chúng tôi cung cấp:
– Tư vấn, hỗ trợ, trả lời các câu hỏi và câu hỏi của khách hàng liên quan đến điều khoản cơ bản trong hợp đồng thành lập công ty
– Soạn thảo hợp đồng thành lập công ty cho khách hàng.
– Các công việc khác theo yêu cầu của khách hàng.