Khi một doanh nghiệp được giao đất nhưng lại không có nhu cầu sử dụng nữa, lúc này doanh nghiệp đó có thể thực hiện thủ tục ký kết hợp đồng chuyền nhượng quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân khác.
Đọc thêm: Thủ tục pháp lý mua bán nhà đất hiện nay
Đọc thêm: Trường hợp nào được chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi chưa có sổ đỏ?
Mục lục
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì?
Theo Điều 500 Bộ luật Dân sự 2015: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.
Chủ thể hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
– Bên chuyển nhượng: Doanh nghiệp chuyển nhượng cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013:
+ Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Đất không có tranh chấp;
+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
+ Trong thời hạn sử dụng đất.
– Bên nhận chuyển nhượng: Theo Điều 191 Luật Đất đai 2013, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Hình thức hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Theo Điều 502 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 167 Luật Đất đai 2013, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập thành văn bản và được công chứng, chứng thực. Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Nội dung cơ bản của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
– Thông tin về bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng:
+ Doanh nghiệp chuyển nhượng: Tên công ty; Mã số doanh nghiệp; Địa chỉ trụ sở chính; Người đại diện theo pháp luật
+ Bên nhận chuyển nhượng: Họ tên, CMND, Địa chỉ liên hệ ̣(đối với cá nhân); Tên công ty, Mã số doanh nghiệp, Địa chỉ trụ sở chính Người đại diện theo pháp luật (đối với doanh nghiệp)
– Thông tin về thửa đất chuyển nhượng: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất;
– Giá chuyển nhượng
– Phương thức, thời hạn thanh toán
– Bàn giao đất và đăng ký quyền sử dụng đất: bên nào có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục theo quy định pháp luật để đăng ký quyền sử dụng đất cho Bên nhận chuyển nhượng tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật?
– Nộp phí, lệ phí
– Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Theo Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 5 Luật Công chứng 2014, hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày công chứng, chứng thực. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và hoàn thành kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính (Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013)
Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?
Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực luật pháp với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm. LNP LAW tự tin mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trong các lĩnh vực Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp, Lao động. Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của doanh nghiệp
Khách hàng gặp vướng mắc liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thể sử dụng các dịch vụ sau do Chúng tôi cung cấp:
– Tư vấn, hỗ trợ, trả lời các câu hỏi và câu hỏi của khách hàng liên quan hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
– Soạn thảo hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo yêu cầu của khách hàng;
– Hỗ trợ khách hàng đàm phán, thoả thuận các điều khoản trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
– Các công việc khác theo yêu cầu của khách hàng.