Hợp đồng lao động không chỉ là thủ tục ràng buộc người lao động với chủ sử dụng lao động, mà còn là công cụ để chủ lao động quản lý người lao động. Đồng thời, đây cũng là bằng chứng để người lao động bảo vệ quyền cũng như lợi ích trong lao động của mình đặc biệt là đối với người lao động nước ngoài. Vậy khi ký kết hợp đồng các bên cần lưu ý các vấn đề gì? Tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Đọc thêm: Hợp đồng mua bán đất đai không công chứng có hiệu lực không?
Đọc thêm: Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
Ký kết hợp đồng lao động với người nước ngoài cần chú ý những gì?
Khi ký kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cơ bản được áp dụng tương đồng với Hợp đồng ký kết với lao động Việt Nam.
Tuy nhiên, Doanh nghiệp cần chú ý một số điểm trong khi giao kết hợp đồng lao động với nước ngoài như sau:
Mục lục
1.Hình thức hợp đồng lao động với người nước ngoài
Về mặt hình thức, Hợp đồng lao động ký kết với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có quy định đặc biệt nào về hình thức, có thể có thêm phần tiếng nước ngoài tương ứng với nội dung tương ứng với Tiếng Việt. Tuy nhiên trong mọi trường hợp, phần tiếng Việt là phần có giá trị pháp lý.
2.Nội dung hợp đồng lao động với người nước ngoài
Nội dung hợp đồng lao động không được trái với nội dung ghi trong Giấy phép lao động đã được cấp, bao gồm các thông tin liên quan đến: Công việc thực hiện, nơi làm việc, thời hạn hợp đồng v.v..
Đối với người lao động được thuê làm việc tại vị trí giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước cần chú ý nội dung hợp đồng có liên quan đến các vấn đề sau:
Về giấy tờ cư trú
Hợp đồng lao động đối với người lao động phải bao gồm nội dung về địa chỉ cư trú và phải cung cấp đủ các giấy tờ hợp pháp khác.
Điều 7. Địa chỉ nơi cư trú và giấy tờ hợp pháp khác của người nước ngoài được thuê làm giám đốc
Địa chỉ nơi cư trú và giấy tờ hợp pháp khác đối với người nước ngoài được thuê làm giám đốc theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 44/2013/NĐ-CP được quy định như sau:
- Địa chỉ nơi cư trú tại Việt Nam và ở nước ngoài.
- Các giấy tờ hợp pháp khác, bao gồm: bản sao hộ chiếu, giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và các giấy tờ khác có liên quan (nếu có).
Về thời hạn hợp đồng lao động
Điều 8. Thời hạn hợp đồng lao động đối với người nước ngoài được thuê làm giám đốc
Thời hạn hợp đồng lao động của người nước ngoài được thuê làm giám đốc do hai bên xác định trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng nhưng tối đa không quá thời hạn của giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Điều 9. Kéo dài thời hạn hợp đồng lao động
Người sử dụng lao động và người được thuê làm giám đốc có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn hợp đồng lao động 01 lần thông qua ký kết phụ lục hợp đồng lao động nhưng tối đa không quá 12 tháng. Khi hết thời hạn đã kéo dài thì hai bên phải giao kết hợp đồng lao động mới. Thời gian kéo dài thời hạn hợp đồng lao động đối với người nước ngoài được thuê làm giám đốc tối đa không quá thời hạn của giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Ngoài ra theo Khoản 2 Điều 115 Bộ luật lao động 2012 có quy định như sau:
“Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định tại Khoản 1 ĐIều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.”
Vậy thời gian nghỉ lễ, tết của của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thêm một ngày nghỉ truyền thống theo quốc gia của họ.
3.Về đồng tiền thanh toán trong Hợp đồng lao động
Tại Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN quy định về các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó có nói rõ:
“Người cư trú, người không cư trú là tổ chức được thỏa thuận và trả lương, thưởng, phụ cấp trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt cho người không cư trú và người cư trú là người nước ngoài làm việc cho chính tổ chức đó.”
Như vậy, đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt nam, người sử dụng lao động có thể trả các khoản tiền lương, phụ cấp… bằng ngoại tệ.
Ngoài ra, khi ký kết hợp đồng lao động công ty bạn cũng cần phải lưu ý về thời hạn trên giấy phép lao động của người lao động trường hợp nếu giấy phép lao động của người đó hết hạn thì cần làm hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động theo quy định tại điều 14 Nghị định 11/2016/NĐ – CP.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề của Quý khách hàng yêu cầu tư vấn Những lưu ý khi ký hợp đồng lao động với người nước ngoài. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư của LNP Law để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.