Hợp đồng thuê nhà có cần thành văn bản không?

Thuê nhà là một giao dịch phổ biến, nhất là ở các thành phố, đô thị lớn. Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng có thể giao kết bằng lời nói, hành vi và bằng văn bản. Vậy hợp đồng thuê nhà có nhất thiết phải lập thành văn bản hay không?

Đọc thêm: Mẫu hợp đồng thuê nhà mới nhất 2020

Đọc thêm: Những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mới nhất

Hợp đồng thuê nhà là gì?

Hợp đồng thuê nhà là một loại hợp đồng thuê tài sản. Theo Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015:

– Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.

– Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Do đó, có thể hiểu hợp đồng thuê nhà là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê cho bên thuê sử dụng nhà của mình trong một thời hạn và bên thuê phải trả tiền thuê

hop dong thue nha

Hình thức hợp đồng thuê nhà

Theo Điều 121 Luật Nhà ở 2014, hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và được lập thành văn bản.

Hợp đồng thuê nhà cần có các nội dung sau:

– Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;

– Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. – Giá trị thuê nhà

– Thời hạn và phương thức thanh toán tiền

– Thời hạn cho thuê nhà

– Quyền và nghĩa vụ của các bên

– Cam kết của các bên

– Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

– Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng

– Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

Cần lưu ý, nếu thuê nhà từ tổ chức kinh doanh bất động sản thì sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Kinh doanh Bất động sản 2014. Theo Điều 6 Nghị định 76/2015/NĐ-CP, hợp đồng cho thuê nhà cần được soạn thảo theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Hợp đồng thuê nhà có bắt buộc công chứng, chứng thực không?

Khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở quy định hợp đồng thuê nhà không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Do đó, nếu các bên có nhu cầu vẫn có thể tiến hàng hoạt động công chứng, chứng thực hợp đồng thuê nhà tại văn phòng công chứng hoặc uỷ ban nhân dân cấp xã.

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

Theo Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng thuê nhà có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

hop dong thue nha

Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?

Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực luật pháp với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm. LNP LAW tự tin mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trong các lĩnh vực Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp, Lao động. Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về Hợp đồng thuê nhà có cần thành văn bản không?

Khách hàng gặp vướng mắc liên quan đến hợp đồng thuê nhà có thể sử dụng các dịch vụ sau do Chúng tôi cung cấp:

– Tư vấn, hỗ trợ, trả lời các câu hỏi và câu hỏi của khách hàng liên quan hợp đồng thuê nhà;

– Soạn thảo hợp đồng thuê nhà theo yêu cầu của khách hàng;

– Hỗ trợ khách hàng đàm phán, thoả thuận các điều khoản trong hợp đồng thuê nhà;

– Các công việc khác theo yêu cầu của khách hàng.