Việc đăng ký mã số mã vạch là thủ tục tất yếu là doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhà phân phối cần thực hiện không chỉ giúp quản lý hàng hóa mà còn giúp doanh nghiệp phát hiện, hạn chế, quản lý hàng giả, hàng nhái trôi nổi trên thị trường đồng thời truyền tải thông tin chi tiết của sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Đọc thêm: Hàng hoá có bắt buộc đăng ký mã số mã vạch không? Cách đăng ký mã số mã vạch
Đọc thêm: Đăng ký nhãn hiệu bằng cách nào?
Mục lục
1. Mã số mã vạch là gì?
Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN thì mã số: “là một dãy các chữ số dùng để phân định vật phẩm, địa điểm, tổ chức” trong khi mã vạch: “là một dãy các vạch thẫm song song và các khoản trống xen kẽ để thể hiện mã số sao cho máy quét có thể đọc được”.
Việc quản lý đăng ký, sử dụng, cấp phép mã số mã vạch tại Việt Nam thuộc về Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia (GS1 Vietnam). Đăng ký mã số mã vạch giúp doanh nghệp tự động hoá bán hàng, quản lý sản xuất kinh doanh cũng như thu thập dữ liệu điện tử.
2. Hồ sơ đăng ký mã vạch sản phẩm
Hồ sơ đăng ký mã vạch sản phầm gồm những giấy tờ sau:
– 02 bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN. Trong đó điền đầy đủ các thông tin về tên, địa chỉ, điện thoại, email, số lượng sản phẩm sử dụng mã vạch, danh mục sản phẩm kèm theo của tổ chức có sản phẩm đăng ký. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức ký tên, đóng dấu để xác nhận tính hợp lệ.
– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– 02 bản Đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN.
3. Dịch vụ đăng ký mã vạch sản phẩm trọn gói giá rẻ
Phí nhà nước về cấp và quản lý sử dụng đăng ký mã vạch được quy định trong Thông tư số 232/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính trong đó:
– Mức thu phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch
+ Sử dụng mã doanh nghiệp GS1: 1.000.000 đồng/mã;
+ Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN): 300.000 đồng/mã;
+ Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8): 300.000 đồng/mã.
– Mức thu phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài
+ Hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm: 500.000 đồng/hồ sơ;
+ Hồ sơ trên 50 mã sản phẩm: 10.000 đồng/mã.
– Mức thu phí duy trì và sử dụng mã số mã vạch hàng năm
+ Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (500.000 đến 2.000.000 đồng) tương ứng với số vật phẩm doanh nghiệp sử dụng mã;
+ Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) 200.000 đồng;
+ Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) 200.000 đồng.
4.Các công việc mà LNP Law thực hiện cho khách hàng
Khách hàng có nhu cầu đăng ký mã vạch có thể sử dụng các dịch vụ pháp lý sau do chúng tôi cung cấp:
– Tư vấn, hỗ trợ, trả lời các câu hỏi và thắc mắc của khách hàng liên quan đến đăng ký mã vạch;
– Soạn thảo hồ sơ giấy tờ cần thiết để thực hiện việc đăng ký mã số mã vạch;
– Nộp hồ sơ, theo dõi, lấy kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đại diện khách hàng giải quyết các vấn đề phát sinh;
– Các công việc khác theo yêu cầu của khách hàng.