Sáng chế là thành quả lao động sáng tạo trí tuệ của con người, vì vậy được Nhà nước bảo hộ dưới hình thức thừa nhận và bảo vệ quyền của người đã tạo ra nó. Việc tra cứu sáng chế trước khi đăng ký bảo hộ liệu có phải là một quy định bắt buộc không?
Bài viết: Yêu cầu đối với đơn đăng ký sáng chế theo quy định pháp luật mới nhất năm 2020
Bài viết: Gia hạn nhãn hiệu tại Hà Nội và TP.HCM
Mục lục
Sáng chế là gì?
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên (khoản 12 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).
Như vậy, có thể hiểu sáng chế là sản phẩm, quy trình công nghệ, do con người tạo ra chứ không phải là những gì (đã tồn tại trong thiên nhiên) được con người phát hiện ra. Thuộc tính cơ bản của sáng chế là đặc tính kỹ thuật bở đây là giải pháp kỹ thuật giải quyết một vấn đề.
Tiêu chí để được bảo hộ của sáng chế
– Có tính mới
– Có trình độ sáng tạo
– Có khả năng áp dụng công nghiệp
Có bắt buộc tra cứu sáng chế trước khi đăng ký bảo hộ không?
Tra cứu sáng chế là công việc cần thiết nhưng pháp luật không quy định bắt buộc thực hiện. Kết quả tra cứu sẽ cho thấy khả năng được bảo hộ của sáng chế đó.
Để tránh lãng phí thời gian và tiền bạc đầu tư cho việc nộp đơn sáng chế, cần phải cân nhắc đến khả năng được cấp bằng bảo hộ độc quyền sáng chế dựa trên các yếu tố:
– Đối tượng dự định đăng ký sáng chế có phải là giải pháp kỹ thuật hay không?
– Đối tượng đó có thuộc danh mục các đối tượng không được bảo hộ hay không?
– Đối tượng đó có khả năng đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế không?
Do đó, để đánh giá tính mới và trình độ sáng tạo của sáng chế, cá nhân, tổ chức trước khi đăng ký bảo hộ cần tra cứu mọi nguồn thông tin có thể, đặc biệt là thông tin sáng chế để tìm ra giải pháp hữu ích có bản chất kỹ thuật gần nhất với đối tượng dự định đăng ký và so sánh với giải pháp kỹ thuật.
Các nguồn tra cứu sáng chế
– Công báo sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng;
– Đăng bạ quốc gia về sáng chế được lưu giữ tại Cục Sở hữu trí tuệ
– Bản mô tả sáng chế của các quốc gia được thu thập và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu sáng chế của Việt Nam được xây dựng bởi Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam NOIP.
Dịch vụ tra cứu sáng chế do LNP Law cung cấp
LNP Law sẽ tiến hành tra cứu sơ bộ khả năng bảo hộ của sáng chế qua cổng dữ liệu điện tử sau đây: IP Lib: Cơ sở dữ liệu sáng chế của Việt Nam được xây dựng bởi Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam NOIP (http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearchPAT.php)
Tuy nhiên việc thực hiện tra cứu trên các cơ sở dữ liệu trên rất phức tạp và tốn nhiều thời gian. Kết quả tra cứu trực tuyến chỉ mang tính chất tham khảo và không đủ cơ sở để kết luận việc có hay không được bảo hộ. Do đó, Quý Khách hàng có thể gửi tài liệu về sáng chế cho LNP Law để tra cứu chuyên sâu trước khi nộp đơn.
Ngoài ra, LNP sẽ cung cấp các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng:
– Tư vấn sơ bộ về hồ sơ, thủ tục đăng ký sáng chế;
– Soạn thảo, nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được Khách hàng ủy quyền;
– Theo dõi quá trình xử lý, đại diện chủ đơn giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình đăng ký sáng chế;
– Các dịch vụ khác do khách hàng yêu cầu.