Thế nào là tính mới của sáng chế?

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật do con người tạo ra nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Tính mới của sáng chế là một trong những điều kiện để sáng chế được bảo hộ.

Đọc thêm: Điều kiện để sáng chế được bảo hộ

Đọc thêm: Cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

1. Định nghĩa sáng chế

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên gồm hai dạng:

1.1. Sản phẩm

Sản phẩm dưới dạng vật thể gồm: dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện, v/v có chức năng đáp nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người.

Sản phẩm dưới dạng chất gồm: đơn chất, hợp chất và hỗn hợp chất. Ví dụ: vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm, v/v. Hoặc sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học như động/thực vật biến đổi gen.

1.2. Quy trình hay phương pháp

Gồm quy trình sản xuất, phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý, v/v. Được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định cách thức tiến hành quá trình thông qua thực hiện các thao tác nhằm đạt được mục đích nhất định.

tinh moi cua sang che

2. Tính mới của sáng chế

Tính mới của sáng chế là việc sáng chế chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác tại Việt Nam hoặc trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế.

Tính mới của sáng chế trong đơn đăng ký được đánh giá dựa trên:

– Tất cả các đơn đăng ký sáng chế được Cục sở hữu trí tuệ tiếp nhận có cùng chỉ số phân loại với cùng chỉ số của đối tượng trong đơn và có ngày nộp đơn hoặc ngày công bố sớm hơn đơn đang được thẩm định;

– Các đơn đăng ký sáng chế hoặc văn bằng bảo hộ sáng chế do tổ chức, quốc gia khác công bố trong vòng 25 năm trước ngày nộp đơn của đơn đang được thẩm định.

Như vậy tính mới của sáng chế được đánh giá dựa trên sáng chế đã bộc lộ hay chưa.

tinh moi cua sang che
tinh moi cua sang che

3. Trường hợp sáng chế đã bị bộc lộ công khai nhưng vẫn được đăng ký

Luật Sở hữu trí tuệ một số trường hợp sáng chế bị bộc lộ công khải nhưng vẫn có khả năng đăng ký:

– Chỉ một số người có hạn được biết và có nhiệm vụ giữ bí mật về sáng chế;

– Người có quyền đăng ký sáng chế (quy định tại Điều 86) nộp đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày bộc lộ;

– Sáng chế bị bộc lộ do người không quyền đăng ký nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp.