Tư vấn xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, trước khi tiến hành quảng cáo thực phẩm chức năng, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng và được cấp phép quảng cáo tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bài viết: Tư vấn thủ tục quảng cáo mỹ phẩm mới nhất năm 2020

Bài viết: Thủ tục tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

– Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo theo Mẫu số 10 Phụ lục I Nghị định 15/2018/NĐ-CP

– Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

– Mẫu nhãn sản phẩm (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

– Đối với quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có kịch bản dự kiến quảng cáo và nội dung dự kiến quảng cáo ghi trong đĩa hình, đĩa âm thanh; đối với quảng cáo trên các phương tiện khác thì phải có ma két (mẫu nội dung) dự kiến quảng cáo (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

– Đối với nội dung quảng cáo ngoài công dụng, tính năng của sản phẩm ghi trong bản công bố sản phẩm thì phải có tài liệu khoa học chứng minh (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng.

quang cao thuc pham chuc nang

 

Lưu ý khi đề nghị cấp phép quảng cáo thực phẩm chức năng

– Phải có khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; chữ viết phải rõ ràng, có màu tương phản với màu nền;

– Quảng cáo trên báo nói, báo hình phải đọc rõ khuyến cáo trên;

– Việc quảng cáo trên báo hình, báo nói với thời lượng ngắn dưới 15 giây thì không phải đọc nhưng phải thể hiện khuyến cáo trong quảng cáo.

 

Trình tự, thủ tục cấp phép quảng cáo thực phẩm chức năng

– Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Cục An toàn thực phẩm

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục có trách nhiệm xem xét hồ sơ và cấp phép. Thời hạn này được tính từ ngày đóng dấu đến của Cục nếu hồ sơ được gửi qua đường bưu điện hoặc ngày hồ sơ hoàn chỉnh được tiếp nhận trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

– Trong trường hợp không đồng ý với nội dung quảng cáo hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, Cục sẽ có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu.

 

Dịch vụ LNP cung cấp đến khách hàng

Với hơn 10 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ luật sư, cộng sự, chuyên viên tận tâm và giàu kinh nghiệm, LNP Law cung cấp dịch vụ liên quan đến đề nghị cấp phép quảng cáo thực phẩm chức năng tại Việt Nam tới khách hàng. Sử dụng dịch vụ của Chúng tôi khách hàng sẽ được đảm bảo tiến độ công việc, thời gian thực hiện và nhận được kết quả với mức giá cạnh tranh nhất.

– Tư vấn  các vấn đề pháp lý liên quan đến việc đăng ký nội dung quảng cáo.

– Soạn thảo, nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được Khách hàng ủy quyền;

– Theo dõi và giải trình về hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Các công việc khác theo yêu cầu của khách hàng.