Thương mại hóa đang là xu thế của toàn cầu và Việt Nam đang là một điểm đến hàng đầu được các nhà đầu tư lựa chọn để đầu tư. Bên cạnh việc đầu tư qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp,… thì hình thức đầu tư thành lập mới doanh nghiệp là hình thức khá được các nhà đầu tư ưa chuộng. Để hỗ trợ quý khách hàng có nhu cầu trong lĩnh vực này,LNP sẽ tư vấn cho quý nhà đầu tư việc thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam trong bài viết dưới đây.
Đọc thêm: Thay đổi bổ sung ngành nghề thương mại – xuất nhập khẩu
Đọc thêm: Thủ tuc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty cổ phần
Mục lục
Khái niệm công ty thương mại
- Luật doanh nghiệp 2014;
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp;
- Các văn bản pháp lý khác.
Công ty thương mại là gì?
Công ty thương mại là một pháp nhân được tạo bởi sự liên kết của hai hay nhiều người (cá nhân hay pháp nhân) bằng một sự kiện pháp lí trong đó các bên thoả thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của họ nhằm tiến hành các hoạt động kinh doanh, thương mại để đạt mục tiêu chung
Điều kiện thành lập công ty thương mại
Điều kiện về quốc tịch của nhà đầu tư
Việt Nam khuyến khích nhận đầu tư từ các quốc gia trên thế giới
Theo thống kê năm 2019, 10 quốc gia có vốn đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam là: Hàn Quốc (48,6 tỷ đô la); Nhật Bản (39,8 tỷ đô la), Singapore (38 tỷ đô la); Đài Loan (31,7 tỷ đô la); BVI (20 tỷ đô la); Hồng Kông (16,6 tỷ đô la); Malaysia (13,9 tỷ đô); Mỹ (10,9 tỷ đô); Trung Quốc (10,7 tỷ đô); Thái Lan (9 tỷ đô)
Điều kiện về ngành nghề hoạt động thương mại
Nhà đầu tư nước ngoài được hoạt động kinh doanh các hàng hoá mà luật pháp Việt Nam không cấm.
Các mặt hàng mà Việt Nam đã cam kết mở cửa theo cam kết WTO thì nhà đầu tư nước ngoài không cần phải xin ý kiến từ cơ quan chủ quản nhà nước Việt Nam, ngược lại.
Đối với các mặt hàng mà Việt Nam chưa cam kết mở cửa thì nhà đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh khi có văn bản chấp thuận từ cơ quan chủ quản.
Quy trình thành lập công ty thương mại 100% vốn nước ngoài
Bước 1: Xác định các vấn đề trước khi thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam
Nhà đầu tư nước ngoài căn cứ vào số vốn, mục đích đầu tư để xác định cụ thể các vấn đề: địa điểm đầu tư, trụ sở công ty; tên công ty; lĩnh vực đầu tư và ngành nghề kinh doanh; mức vốn đầu tư…. Đây là những thông tin quan trọng để thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam.
Bước 2: Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC)
Nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng các điều kiện sau để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: tỷ lệ sở hữu vốn trong công ty không hạn chế trừ trường hợp là công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh và quỹ đầu tư chứng khoán, doanh nghiệp nhà nước;hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia, điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC) gồm:
Bước 3: Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC), nhà đầu tư đăng ký thành lập mới công ty vốn nước ngoài tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, khi chế xuất, khu công nghệ cao nơi công ty đặt trụ sở chính.
Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC) gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thực hiện theo mẫu do Chính phủ Việt Nam ban hành;
– Điều lệ công ty;
– Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
– Bản sao công chứng
+ Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, Hộ chiếu còn hiệu lực đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;
+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư là tổ chức;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC);
– Văn bản uỷ quyền cho cá nhân nộp hồ sơ (nếu có).
Bước 4: Các công việc thực hiện sau khi thành lập công ty vốn nước ngoài
Công ty vốn nước ngoài chính thức có tư cách pháp nhân sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (ERC). Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các công việc sau giai đoạn hậu thành lập công ty:
– Mở tài khoản vốn tại ngân hàng, chuyển tiền đầu tư vào Việt Nam thông qua tài khoản vốn;
– Mua hoá đơn điện tử, thông báo phát hành hoá đơn;
– Mua, đăng ký sử dụng chữ ký số;
– Kê khai lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp mới thành lập;
– Khắc dấu công ty, thông báo sử dụng mẫu dấu;
– Khắc biển công ty, treo biển tại trụ sở chính nơi công ty đăng ký hoạt động.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về Các bước thành lập công ty thương mại vốn nước ngoài tại Việt Nam. Hi vọng bài viết đem lại các thông tin hữu ích cho Quý khách hàng.