Các loại hình hiện diện thương mại của nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

Tiến trình hội nhập quốc tế đã góp phần quan trọng nâng tầm thế và lực cho Việt Nam trong phát triển kinh tế – xã hội, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư vào Việt Nam. Có nhiều hình thức để các nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn loại hình hiện diện thương mại tại Việt Nam như sau:

Các loại hình hiện diện thương mại của nhà đầu tư nước ngoài:

  1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Căn cứ theo Luật Đầu tư 2014, hình thức hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) Hợp đồng BCC là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, góp vốn, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm và cùng chịu rủi ro chung mà không thành lập pháp nhân.

Hiện diện thương mại theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có nghĩa là nhà đầu tư hoạt động tại Việt Nam mà không cần thành lập tổ chức kinh tế. Hình thức này tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức cho các nhà đầu tư, có thể linh hoạt giải quyết các vấn đề nhưng vẫn có thể hỗ trợ cho nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Lưu ý: Điều này dẫn đến việc nhà đầu tư cần phải chú ý cẩn trọng trong các điều khoản tại hợp đồng BCC. Cần thỏa thuận chặt chẽ về quyền và nghĩa vụ của các bên: quản lý dự án, quyền đại diện tham gia ký kết hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp,…

Xem thêm: Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty thương mại theo quy định mới nhất năm 2020

  1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Tùy thuộc vào lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh mà Nhà nước cho phép nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc phải liên doanh với thương nhân Việt Nam theo một tỷ lệ vốn góp nhất định.

Trong trường hợp thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài

Bước 1: Xin giấy phép đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp dự kiến đặt trụ sở.

Bước 2: Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp dự kiến đặt trụ sở.

Lưu ý: Hoàn thành các nghĩa vụ sau thành lập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam quy định.

Trong trường hợp liên doanh (Góp vốn, mua cổ phần/phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam)

Bước 1: Xin chấp thuận đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp mà nhà đầu tư đăng ký góp vốn đặt trụ sở.

Bước 2: Đăng ký thay đổi thông tin doanh nghiệp (Thay đổi thành viên) sau khi có chấp thuận đầu tư.

  1. Lập chi nhánh và văn phòng đại diện.

Theo quy định tại Nghị định 72/2006/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngoài thành lập hợp pháp được pháp luật nước thương nhân đó công nhận, sẽ được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện nếu đã hoạt động không dưới 1 năm và được thành lập chi nhánh nếu đã hoạt động không dưới 5 năm.

Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?

Là Công ty chuyên về lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp, Đầu tư. Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.

Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.

Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.

Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý Khách về Các loại hình hiện diện thương mại của nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.

________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp, Đầu tư:
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com