Chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là văn bằng bảo hộ do Cục Sở trí tuệ cấp nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp của cá nhân, tổ chức đối với nhãn hiệu. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn và cần được nộp phí để duy trì. Chủ sở hữu nhãn hiệu cần lưu ý các quy định của pháp luật về chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

>> Đọc thêm: Gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bằng cách nào?

Quy định của pháp luật về nhãn hiệu

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định nhãn hiệu là đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu công ngiệp bên cạnh sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó nhằm phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu gồm: nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu nổi tiếng.

Chủ sở hữu nhãn hiệu được xác lập quyền sở hữu công nghiệp với nhãn hiệu khi đáp ứng:

– Nhãn hiệu có khả năng phân biệt, không có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hàng hoá, dịch vụ khác đang trong thời gian bảo hộ;

– Tổ chức, cá nhân (chủ sở hữu nhãn hiệu) thuộc các trường hợp quy định tại Điều 87 Luật sở hữu trí tuệ tự mình hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu;

– Nhãn hiệu được đăng ký theo hồ sơ, trình tự, thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Quyền sở hữu công nghiệp với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân. Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được gọi là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Giấy chứng nhận có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam và có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn.

Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể gia hạn giấy chứng nhận nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Để gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ văn bằng bảo hộ cần nộp phí, lệ phí gia hạn hiệu lực. Trình tự, thủ tục gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được quy định trong các văn bản pháp luật như: Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009; Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN; Thông tư số 263/2016/TT-BTC.

Chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ quy định giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:

giay chung nhan dang ky nhan hieu
                 cham dut hieu luc giay chung nhan dang ky nhan hieu

Chủ sở hữu nhãn hiệu không nộp lệ phí gia hạn

Trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu không nộp lệ phí gia hạn hiệu lực theo quy định thì giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ chấm dứt hiệu lực. Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhiều lần liên tiếp, mỗi lần kéo dài 10 năm.

Trong vòng 06 tháng trước ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực. Chủ sở hữu nhãn hiệu nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ đồng thời nộp lệ phí gia hạn theo quy định. Đơn gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực. Hết thời hạn trên mà chủ sở hữu vẫn chưa nộp lệ phí gia hạn thì giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chấm dứt hiệu lực.

Chủ sở hữu nhãn hiệu từ bỏ quyền sở hữu

Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu do họ quản lý. Tuyên bố từ bỏ được lập thành văn bản và gửi cho Cục Sở hữu trí tuệ. Cục quyết định chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu kể từ ngày nhận được tuyên bố của chủ sở hữu.

Tổ chức, cá nhân khác yêu cầu chấm dứt hiệu lực

Tổ chức, cá nhân (bên thứ ba) có quyền yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu khi:

– Chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người thừa kế hợp pháp;

– Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn 05 năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng. Trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất 03 tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;

– Chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;

– Chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

Bên thứ ba nộp phí và lệ phí theo quy định của pháp luật. Cục Sở hữu trí tuệ căn cứ vào kết quả xem xét đơn yêu cầu cũng như ý kiến của các bên liên quan để quyết định chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc thông báo từ chối chấm dứt hiệu lực.

Hệ quả của việc giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chấm dứt hiệu lực

giay chung nhan dang ky nhan hieu
            he qua giay chung nhan dang ky nhan hieu cham dut hieu luc

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là văn bản xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chấm dứt hiệu lực đồng nghĩa với việc:

– Chủ sở hữu nhãn hiệu chấm dứt các quyền, nghĩa vụ liên quan đến nhãn hiệu đó. Nói cách khác họ không còn nắm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu;

– Nhãn hiệu không còn được bảo hộ vì vậy bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền đăng ký;

– Các tổ chức, cá nhân khác có quyền tự do sử dụng nhãn hiệu mà không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Ít nhất cho đến khi tổ chức, cá nhân khác được cấp giấy chứng nhận đăng ký với nhãn hiệu đó.

Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?

Là Công ty chuyên về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư. Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.

Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.

Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.

Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý Khách về Chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.

________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp, Đầu tư:
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com