Chuyển giao công nghệ là gì?

Sự ra đời của máy vi tính đã góp phần biến thế kỷ XXI thành thế kỷ của hoa học công nghệ và thông tin. Trong nền kinh tế thị trường nơi sự cạnh tranh diễn ra liên tục. Nắm giữ được tiến bộ công nghệ đồng nghĩa với gia tăng khả năng cạnh tranh của tổ chức, cá nhân. Chủ sở hữu công nghệ ngoài việc sử dụng, áp dụng công nghệ còn có thể tiến hành chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác.

Đọc thêm: Các đối tượng được chuyển giao công nghệ 2020

Chuyển giao công nghệ

Chuyển giao công nghệ hiểu một cách đơn giản là việc chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng công nghệ từ chủ sở hữu sang cho tổ chức, cá nhân khác. Đây là hoạt động diễn ra phổ biến tại các nước phát triển trên thế giới.

Khái niệm chuyển giao công nghệ:

Chuyển giao công nghệ (Technology transfer) là quá trình chuyển giao các kiến thức, công nghệ, công thức, phương pháp, bí quyết sản xuất, nguyên mẫu sản phẩm giữa các tổ chức, cá nhân khác nhau. Căn cứ vào phạm vi, đối tượng có thể phân chuyển giao công nghệ thành các nhóm sau

– Chủ thể chuyển giao

+ Chuyển giao giữa Chính phủ, đại học, viện công nghệ. Đây là mô hình phổ biến tại Hoa Kỳ và nhiều nước phát triển trên thế giới;

+ Chuyển giao từ các trung tâm nghiên cứu sang các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất;

– Biên giới chuyển giao

+ Chuyển giao công nghệ trong nước;

+ Chuyển giao công nghệ ra nước ngoài, nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài;

Khái niệm pháp lý:

Hoạt động chuyển giao công nghệ được quy định trong Luật Chuyển giao công nghệ 2017. Trong đó đưa ra một số khái niệm pháp lý sau

 – Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết đi kèm hoặc không đi kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn nhân lực;

– Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng từ bên có quyền chuyển giao sang bên nhận công nghệ.

Luật không phân loại các hoạt động trong chuyển giao công nghệ nhưng có thể phân loại chuyển giao công nghệ dựa trên các tiêu chí 

– Nội dung chuyển giao công nghệ

+ Chuyển nhượng quyền sở hữu;

+ Chuyển nhượng quyền sử dụng.

– Biên giới chuyển giao

+ Chuyển giao công nghệ trong nước. Hoạt động chuyển giao thực hiện trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam;

+ Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam. Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài qua biên giới vào lãnh thổ Việt Nam;

+ Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài. Chuyển giao công nghệ từ lãnh thổ Việt Nam qua biên giới ra nước ngoài.

Thực trạng chuyển giao công nghệ tại Việt Nam

Hoạt động chuyển giao công nghệ hiện nay ở Việt Nam vẫn được đánh giá là chưa đạt hiệu quả cao, hạn chế khả năng làm chủ công nghệ của doanh nghiệp Việt. Thâm chí trong một số trường hợp có nguy cơ nhận công nghệ lạc hậu, độc hại vào trong nước.

– Khả năng của doanh nghiệp Việt Nam:

Khảo sát của Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ). Chỉ có 23% doanh nghiệp được điều tra có hoạt động đổi mới, cải tiến công nghệ. Nguyên nhân của tỷ lệ này là nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, quan hệ giữa nhà khoa học – doanh nghiệp chưa được thiết lập. Tỷ lệ nhập khẩu công nghệ của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức 10%. Đây là con số rất thấp nếu so với các nước đang phát triển.

Trong khi đó phân lớn doanh nghiệp Việt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vốn đầu tư ít, năng lực tài chính hạn chế khiến doanh nghiệp phải nhập khẩu, sử dụng các công nghệ đã lỗi thời. Nhiều công nghệ doanh nghiệp sử dụng hiện nay thuộc thập niên 80 – 90 của thế kỷ trước và phần lớn đã hết niên hạn sử dụng.

– Thiết bị, máy móc công nghệ chuyển giao:

Trong một cuộc khảo sát 700 thiết bị, 3 dây chuyển tại 42 nhà máy cho thấy: 76% số máy mới nhập thuộc những năm 1950 – 1960. 70% máy đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang lại. Ngành mía đường mặc dù phát triển nhưng các thiết bị công nghiệp chủ yếu nhập từ Trung Quốc với hàm lượng chất xám thấp. Thực trạng này khiến công nghệ của Việt Nam đang lạc hậu từ 70 đến 90 năm so với thế giới.

Việc chuyển giao các công nghệ cũ, lạc hậu cũng để lại hậu quả lâu dài do tiêu tốn nhiều nguyên liệu, năng lượng nhưng công xuất thấp. Các máy móc, dây truyền chủ yếu đã hết khấu hao và có thể ngừng hoạt động bất cứ lúc nào. Việc xử lý sẽ tốn kém tiền bạc và có khả năng gây ô nhiễm môi trường.

– Chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI:

Trong giai đoạn 2006 – 2015 cả nước có gần 14000 dự án FDI nhưng chỉ có khoảng 600 hợp đồng chuyển giao công nghệ, đạt tỷ lệ 4.28%. Hiệu quả chuyển giao từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang doanh nghiệp Việt rất thấp và có xu hướng giảm.

Một ví dụ về việc doanh nghiệp FDI từ chối chia sẻ công nghệ với doanh nghiệp Việt Nam là dự án sử dụng vỏ hầm bê tông đúc sẵn tại Công trình thuỷ điện Đại Ninh do liên doanh Kajima Kumagai Sông Đà triển khai. Trong quá trình triển khai dự án, các công ty Việt Nam không được tham gia quy trình sản xuất vỏ hầm. Ngay sau khi thuỷ điện Đại Ninh hoàn thành, toàn bộ công nghệ, khuôn đúc được nhà thầu chuyển về Nhật Bản. Vì vậy chưa có doanh nghiệp Việt nào tiếp cận được quy trình sản xuất vỏ hầm bê tông đúc sẵn của Nhật Bản.  

Thực tế chuyển giao công nghệ hiện nay đang cản trở doanh nghiệp Việt tiếp cận với công nghê, kỹ thuật tiên tiến của thế giới. Nhất là trong cách mạng 4.0 thì càng làm doanh nghiệp Việt tụt hậu so với các doanh nghiệp nước ngoài.

Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?

Là Công ty chuyên về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư. Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.

Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.

Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.

Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý Khách về Chuyển giao công nghệ. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.

________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp, Đầu tư:
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com