Với sự hiện diện của các chuỗi siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ trên khắp cả nước. Hàng hoá sử dụng mã số mã vạch xuất hiện ngày càng nhiều và trở nên quan thuộc với người tiêu dùng. Vậy mã số mà vạch là gì? Có bắt buộc phải đăng ký mã số mã vạch trên hàng hoá hay không? Nếu có thì thủ tục tiến hành như thế nào? Đây là những câu hỏi mà các doanh nghiệp thường gặp phải. Bài viết dưới đây sẽ phân tích các quy định của pháp luật liên quan đến mã số mã vạch trên hàng hoá.
Đọc thêm: Đăng ký mã số mã vạch ở đâu, Gồm giấy tờ gì và Chi phí bao nhiêu?
Mục lục
Mã số mã vạch là gì? Lịch sử phát triển của mã số mã vạch
Mã vạch là sự thể hiện thông tin dưới dạng nhìn thấy được trên bề mặt của sản phẩm, hàng hoá mà máy móc có thể đọc được. Thiết bị quét quang học (máy đọc mã vạch) và phần mềm chuyên biệt được sử dụng để đọc mã vạch. Mã vạch chứa thông tin về sản phẩm như: nước đăng ký; tên doanh nghiệp; lô hàng; tiêu chuẩn chất lượng; nơi kiểm tra; V/v.
Quyết định số 15/2016/QĐ-BKHCN đưa ra các định nghĩa pháp lý:
– Mã số là một dãy các chữ số dùng đề phân định vật phẩm, địa điểm, tổ chức;
– Mã vạch là một dãy các vạch thẩm song song và các khoảng trống xem kẽ thể hiện mã số sao cho máy quét có thể đọc được.
Ý tưởng về mã vạch được tạo ra bởi hai sinh viên là Norman Joseph Woodland và Bernard Silver vào năm 1948. Công trình Thiết bị và phương pháp phân loại của hai người được cơ quan quản lý sáng chế Mỹ cấp bằng sáng chế vào năm 1952. Mã số mã vạch được đưa vào áp dụng lần đầu tiên tại một cửa hàng tự chọn ở Mỹ vào năm 1970. Tổ chức mã số mã vạch đầu tiên được thành lập năm 1973 với tên gọi UCC. Năm 1977, Hội mã số vật phẩm Châu Âu (EAN) ra đời. Đến năm 1984 EAN trở thành hệ thống quốc tế và có tên gọi EAN International.
Quy định của pháp luật Việt Nam về mã số mã vạch
Năm 1995 Văn phòng Chính phủ ra Công văn số 3395/QHQT đồng ý cho phép Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tham gia EAN quốc tế nhằm đưa công nghệ mã số mã vạch vào ứng dụng ở Việt Nam. Hiện nay Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành 10 tiểu chuẩn Việt Nam về mã số mã vạch trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế và cấp mã số cho doanh nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau.
Mã số mã vạch được quy định trong một số văn bản pháp luật như:
– Quyết định số 45/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
– Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ;
– Thông tư số 16/2011/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ;
– Thông tư số 232/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính;
– Nghị định số 119/2017/NĐ-CP;
– Và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Hàng hoá có bắt buộc phải đăng ký mã số mã vạch không?
Pháp luật hiện nay không quy định hàng hoá bắt buộc phải có mã số mã vạch. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp muốn sử dụng mã số mã vạch trên sản phẩm của mình thì cần thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc sử dụng mã số mã vạch dựa vào sự tự nguyện của tổ chức, doanh nghiệp sử dụng. Xuất phát từ tiện lợi trong công tác quản lý, thống kê và kiểm soát hàng hoá mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng mã số mã vạch. Nghị định số 119/2017/NĐ-CP quy định sử dụng mã số mã vạch trên sản phẩm nhưng không tiến hành đăng ký thì bị xử phạt hành chính từ 6 đến 10 triệu đồng.
Đăng ký mã số mã vạch như thế nào?
Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng mã số mã vạch thực hiện thủ tục đăng ký sử dụng tại các cơ quan được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định tiếp nhận hồ sơ đăng ký.
Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch
Hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch gồm các giấy tờ sau:
– 02 Bản đăng ký mã số mã vạch thực hiện theo Phụ lục I Thông tư số 16/2011/TT-BKHCN;
– 01 Bản sao có chứng thực các giấy tờ
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thương mại;
+ Quyết định thành lập với các tổ chức khác.
– Bảng Đăng ký doanh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN. Thực hiện theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 16/2011/TT-BKHCN.
Thủ tục giải quyết hồ sơ đăng ký mã số mã vạch
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, tổ chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Hồ sơ được thẩm định trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày Tổng cục nhận được hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện: cấp mã số, vào sổ đăng ký, lưu vào ngân hàng mã số quốc gia và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch;
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị doanh nghiệp, tổ chức hoàn thiện.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định cấp, Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch được gửi cho tổ chức, doanh nghiệp đăng ký thông qua tổ chức tiếp nhận hồ sơ.
Phí cấp, duy trì sử dụng mã số mã vạch
Mức thu phí cấp, duy trì sử dụng mã số mã vạch được quy định trong Thông tư số 232/2016/TT-BTC. Mỗi mã được quy định mức thu phí khác nhau. Ví dụ đối với mã địa điểm toàn cầu (GLN) có mức thu phí cấp là 300.000 đồng/mã và mức phí duy trì sử dụng hàng năm là 200.000 đồng.
Lưu ý phí duy trì sử dụng mã số mã vạch phải được tổ chức, cá nhân sử dụng nộp trước ngày 30 tháng 6 hàng năm. Quá thời hạn nêu trên mà chưa nộp thì tổ chức tiếp nhận hồ sơ sẽ có thông báo. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày có thông báo nếu tổ chức, doanh nghiệp sử dụng mã số mã vạch không nộp phí duy trì sử dụng. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thu hồi mã số đã cấp, thông báo cho tổ chức, doanh nghiệp sử dụng và các cơ quan có liên quan.
Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?
Là Công ty chuyên về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư. Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.
Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.
Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.
Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý Khách về Hàng hoá có bắt buộc đăng ký mã số mã vạch không? Cách đăng ký mã số mã vạch. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.
________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến Doanh nghiệp:
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com