Đối với nhiều người, thuật ngữ “Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng” chắc hẳn còn khá xa lạ. Tuy nhiên đây là thuật ngữ quan trọng khi tìm hiểu về bản quyền tác giả. Vậy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu rõ hơn về loại tác phẩm này và cơ chế bảo hộ của nó.
Xem thêm: Đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có khó không?
Mục lục
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là gì?
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là một trong những đối tượng bảo hộ quyền tác giả được quy định tại Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009:
– Được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục;
– Có tính năng hữu ích;
– Có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích;
– Được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp.
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thể là Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm); thiết kế thời trang; tạo dáng sản phẩm; thiết kế nội thất, trang trí; hàng thủ công mỹ nghệ.
Những đặc điểm về bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng:
Cơ chế bào hộ của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng dựa trên bảo hộ quyền tác giả.
Ý nghĩa của bảo hộ quyền tác giả:
– Bảo hộ cho quyền và lợi ích của các chủ thể có quyền;
– Tránh các hành vi xâm phạm đến chủ thể có quyền được bảo hộ;
– Chống lại sự sao chép hoặc lấy và sử dụng hình thức trong tác phẩm gốc đã được thể hiện.
Tuy nhiên, chủ sở hữu không thể ngăn cấm người khác tạo ra và sử dụng những thiết kế trùng hoặc tương tự.
Nội dung bảo hộ:
Bảo hộ hình thức tác phẩm, không bảo vệ ý tưởng.
Thời điểm xác lập quyền:
Phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Không phân biệt nội dung; chất lượng; hình thức; phương tiện; ngôn ngữ; đã công bố hay chưa công bố; đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Một số hành vi bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả:
– Chiếm đoạt quyền tác giả;
– Mạo danh tác giả;
– Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả;
– Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;
– Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo;
– Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
– Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Thời hạn bảo hộ:
Thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trường hợp chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình
Lưu ý:
Mặc dù việc đăng ký quyền tác giả không phải một thủ tục bắt buộc để hưởng quyền tác giả đối với sản phẩm mình sáng tạo ra; Tuy nhiên đây là một cách ghi nhận hợp pháp quyền sở hữu đối với tác phẩm của mình. Bên cạnh đó, sẽ không khó chứng minh quyền tác giả đối với tác phẩm khi có tranh chấp xảy ra.
Việc đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng không quá khó khăn cũng như không quá tốn thời gian và chi phí. Do vậy, tác giả nên đăng ký quyền tác giả để bảo vệ trọn vẹn tác phẩm của mình khỏi những hành vi xâm phạm.
Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?
Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý Khách về Cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.
________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp, Đầu tư:
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com