Mã số mã vạch là những dãy số và dãy gạch được in hoặc được dán tem trên bao bì hàng hóa, giúp việc quản lý hàng hóa và truy xuất nguồn gốc hàng hóa trở nên dễ dàng. Vậy đăng ký mã vạch ở đâu? Cần chuẩn bị những gì và chi phí bao nhiêu?
Bài viết: Hàng hoá có bắt buộc đăng ký mã số mã vạch không? Cách đăng ký mã số mã vạch
Bài viết: Phí gia hạn mã vạch
Mục lục
1. Mã vạch là gì?
Khoản 2 Điều 3 Thông tư 15/2006/QĐ-BKHCN quy định: mã vạch là một dãy các vạch thẫm song song và các khoảng trống xen kẽ để thể hiện mã số sao cho máy quét có thể đọc được. Trong khi đó, mã số là một dãy các chữ số dùng để phân định vật phẩm, địa điểm, tổ chức.
Có thể hiểu đơn giản, mã số mã vạch (MSMV) là một trong các công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, hàng hóa, tổ chức hoặc địa điểm… dựa trên việc ấn định một mã số cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng vạch để thiết bị (máy quét) có thể đọc được.
2. Lợi ích của việc đăng ký mã vạch
– Hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình quản lý số lượng sản phẩm, giá thành trên các phương tiện công nghệ một cách chính xác;
– Với những mặt hàng xuất khẩu thì mã số mã vạch bắt buộc phải có để cơ quan đơn vị này dễ dàng kiểm tra, theo dõi các mặt hàng khác;
– Tiết kiệm được nguồn nhân lực và thời gian đáng kể, nâng cao năng suất hiệu quả làm việc;
– Tra cứu thông tin và thanh toán nhanh chóng.
3. Làm thế nào để đăng ký mã vạch?
Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng mã số mã vạch thực hiện thủ tục đăng ký sử dụng MSMV tại các cơ quan được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định tiếp nhận hồ sơ đăng ký (Trung tâm mã số mã vạch quốc gia GS1 Việt Nam)
4. Hồ sơ đăng ký mã vạch
Theo Thông tư 16/2011/TT-BKHCN, hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV gồm 01 bộ, cụ thể:
– Bản đăng ký sử dụng MSMV theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư 16/2011/TT-BKHCN (02 bản);
– Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc Quyết định thành lập đối với các tổ chức khác (01 bản);
– Bảng Đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Quy định này (02 bản).
5. Thời gian đăng ký mã vạch bao lâu?
Trong thời hạn từ 05 – 08 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện: cấp mã số, vào sổ đăng ký, lưu vào ngân hàng mã số quốc gia và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch nếu hồ sơ hợp lệ.
6. Phí đăng ký mã vạch
Căn cứ pháp lý: Thông tư 232/2016/TT-BTC:
– Mức thu phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch:
STT | Phân loại phí | Mức thu (đồng/mã) |
1. | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 | 1.000.000 |
2. | Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) | 300.000 |
3. | Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) | 300.000 |
– Mức thu phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài
STT | Phân loại | Mức thu |
1. | Hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm | 500.000 đồng/hồ sơ |
2. | Hồ sơ trên 50 mã sản phẩm | 10.000 đồng/mã |
– Mức thu phí duy trì và sử dụng mã số mã vạch hàng năm
STT | Phân loại phí | Mức thu |
1. | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 tương ứng với số vật phẩm doanh nghiệp sử dụng mã | 500.000 đến 2.000.000 |
2. | Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) | 200.000 |
3. | Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) | 200.000 |
Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?
Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực luật pháp với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm. LNP LAW tự tin mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trong các lĩnh vực Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Kinh doanh, Giấy phép con. Bài viết trên đã trả lời thắc mắc của Quý khách hàng về Đăng ký mã vạch giá rẻ uy tín chất lượng
Khách hàng có nhu cầu đăng ký mã số mã vạch có thể sử dụng các dịch vụ pháp lý sau do chúng tôi cung cấp:
– Tư vấn, hỗ trợ, trả lời các câu hỏi và thắc mắc của khách hàng liên quan đến đăng ký mã số mã vạch;
– Soạn thảo hồ sơ giấy tờ cần thiết để thực hiện việc đăng ký mã số mã vạch;
– Nộp hồ sơ, theo dõi, lấy kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đại diện khách hàng giải quyết các vấn đề phát sinh;
– Các công việc khác theo yêu cầu của khách hàng.