Đăng ký nhãn hiệu chứng nhận và những thông tin lưu ý

Trước nhu cầu chứng minh nguồn gốc, chất lượng, độ an toàn của sản phẩm mà nhãn hiệu chứng nhận ra đời. Đăng ký nhãn hiệu chứng nhận giúp chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu trên hàng hoá, dịch vụ của họ.

 

Đọc thêm: Đăng ký nhãn hiệu tập thể như thế nào?

Đọc thêm: Nhãn hiệu là gì? Lý do phải đăng ký nhãn hiệu

1. Nhãn hiệu chứng nhận là gì?

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định nhãn hiệu chứng nhận là: “nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu”.

2. Đặc điểm của nhãn hiệu chứng nhận

– Chủ sở hữu nhãn hiệu không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ liên quan đến nhãn hiệu chứng nhận. Hiện nay đa phần nhãn hiệu chứng nhận do các tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng như: hiệp hội doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, … làm chủ sở hữu;

– Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá cung cấp dịch vụ trên thị trường đáp ứng điều kiện, tiêu chí của nhãn hiệu chứng nhận và được sự cho phép của chủ sở hữu thì được gắn nhãn hiệu lên hàng hoá, dịch vụ của mình;

– Nhãn hiệu chứng nhận được dùng để chứng nhận nhiều tiêu chí khác nhau như: nguồn gốc xuất xứ, nguyên liệu, cách thức sản xuất, chất lượng, độ an toàn hoặc chính xác.

dang ky nhan hieu chung nhan

3. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận

Tổ chức đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ dưới đây:

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu chứng nhận (LNP Law soạn thảo);

– Mẫu nhãn hiệu chứng nhận (khách hàng cung cấp);

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận (khách hàng cung cấp);

– Bản thuyết minh sản phẩm nếu nhãn hiệu chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương;

– Văn bản cho phép của UBND tỉnh/thành phố (nếu nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm hoặc chứa địa danh chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

4. Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận

Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận bắt buộc ban hành quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận có các nội dung dưới đây:

– Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu;

– Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu;

– Đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu;

– Phương pháp đánh giá hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;

– Chi phí trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu (nếu có).

5. Một số nhãn hiệu chứng nhận tại Việt Nam

5.1. Nhãn hiệu “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao”

dang ky nhan hieu chung nhan

Chủ sở hữu: Hội Doanh Nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao/Báo Sài Gòn Tiếp Thị

Chứng nhận sản phẩm: toàn bộ hàng hoá, dịch vụ trên thị trường

5.2. Nhãn hiệu Sữa bò Ba Vì

dang ky nhan hieu chung nhan

Chủ sở hữu: UBND Huyện Ba Vì

Chứng nhận sản phẩm: sữa, sản phầm từ sữa, đồ uống có sữa