Trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, thương hiệu là tài sản vô hình thuộc quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một việc rất cần thiết để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp cũng như giá trị của thương hiệu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu, hãy cùng LNP law tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây:
Mục lục
Quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu
1. Đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu
Trước hết Người nộp đơn tiến hành tra cứu trên dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu cần đăng ký. Nếu tên nhãn hiệu chưa được ai bảo hộ thì người nộp đơn tiến hành đăng ký bảo hộ theo những bước sau đây:
2. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Hồ sơ cần chuẩn bị:
– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
3. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Cục Sở hữu trí tuệ
4. Chi phí:
– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
– Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
– Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
– Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
– Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ
5. Thời hạn xử lý hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Kể từ ngày hồ sơ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:
– Thẩm định hình thức: 01 tháng
– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
– Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Tại sao nên lựa chọn sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Tư vấn Pháp lý LNP law
Tại đây, chúng tôi có đội ngũ luật sư cùng chuyên viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Tư vấn Pháp lý LNP cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ Doanh nghiệp những giải pháp hiệu quả và tối ưu nhất.
Rất hân hạnh được hợp tác và đồng hành cùng Quý Doanh nghiệp!